SGK Toán 7 – Kết Nối Tri Thức

Giải SGK bài 4 trang 20,21,22 Toán 7 Kết nối tri thức tập 2

Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi cũng như bài tập trong bài Thứ tự thực hiện các phép tính Quy tắc chuyển vế. Đây là bài học thuộc bài 4 trang 20 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày bên dưới.

Trả lời câu hỏi SGK trang 20,21,22 Toán 7 kết nối tri thức tập 1

Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án cho các câu hỏi, luyện tập và vận dụng ở các trang 20,21,22 trong bài Thứ tự thực hiện các phép tính Quy tắc chuyển vế ở ngay bên dưới nhé!

Câu hỏi mở đầu trang 20

Giải SGK bài 4 trang 20,21,22 Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 2
Biết cân ở trạng thái cân bằng (H.1.13), hỏi quả bưởi nặng bao nhiêu kilôgam?
Phương pháp giải:
Tổng cân nặng quả sầu riêng và quả bưởi = khối lượng quả mít
Lời giải chi tiết:
Cân nặng của quả bưởi là: $7- 5,1 = 1,9$ (kg)

HĐ trang 20

Em hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính đối với các số tự nhiên rối tính:
a) $10+36: 2 \cdot 3$;
b) $\left[5+2 \cdot\left(9-2^{3}\right)\right]: 7$
Lời giải chi tiết:
a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa –> nhân và chia –> cộng và trừ.
b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : ( ) –> [ ] –> { }
Áp dụng:
$a) 10+36: 2.3 $
$ =10+18.3 $
$ =10+54$
$ =64 $
$ b)\left[5+2 \cdot\left(9-2^3\right)\right]: 7 $
$ =[5+2 \cdot(9-8)]: 7 $
$ =(5+2.1): 7 $
$ =7: 7 $
$=1$

Luyện tập 1 trang 21

Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) $\left(\frac{2}{3}+\frac{1}{6}\right): \frac{5}{4}+\left(\frac{1}{4}+\frac{3}{8}\right): \frac{5}{2}$
b) $\frac{5}{9}:\left(\frac{1}{11}-\frac{5}{22}\right)+\frac{7}{4} \cdot\left(\frac{1}{14}-\frac{2}{7}\right)$.
Phương pháp giải:
a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.
+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.
Lũy thừa –> nhân và chia –> cộng và trừ.
b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.
Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : ( ) –> [ ] –>{ }
Lời giải chi tiết:
a)
$ \left(\frac{2}{3}+\frac{1}{6}\right): \frac{5}{4}+\left(\frac{1}{4}+\frac{3}{8}\right): \frac{5}{2} $
$= \left(\frac{4}{6}+\frac{1}{6}\right) \cdot \frac{4}{5}+\left(\frac{2}{8}+\frac{3}{8}\right) \cdot \frac{2}{5} $
$= \frac{5}{6} \cdot \frac{4}{5}+\frac{5}{8} \cdot \frac{2}{5} $
$= \frac{2}{3}+\frac{1}{4} $
$= \frac{8}{12}+\frac{3}{12} $
$= \frac{11}{12}$
b)
$\frac{5}{9}:\left(\frac{1}{11}-\frac{5}{22}\right)+\frac{7}{4} \cdot\left(\frac{1}{14}-\frac{2}{7}\right) $
$ =\frac{5}{9}:\left(\frac{2}{22}-\frac{5}{22}\right)+\frac{7}{4} \cdot\left(\frac{1}{14}-\frac{4}{14}\right)$
$ =\frac{5}{9}: \frac{-3}{22}+\frac{7}{4} \cdot \frac{-3}{14} $
$ =\frac{5}{9} \cdot \frac{-22}{3}+\frac{-3}{8} $
$ =\frac{-110}{27}+\frac{-3}{8} $
$ =\frac{-880}{216}+\frac{-81}{216} $
$ =\frac{-961}{216}$

Câu hỏi trang 21

Chỉ ra vế trái, vế phải của đẳng thức $2 \cdot(b+1)=2 b+2$.
Phương pháp giải:
Cho đẳng thức A = B thì:
Vế trái của đẳng thức là: A; vế phải của đẳng thức là: B
Lời giải chi tiết:
Vế trái của đẳng thức là: $2.(b+1)$
Vế phải của đẳng thức là: $2b+2$

Luyện tập 2 trang 22

Tìm $x$, biết:
a) $x+7,25=15,75$
b) $\left(-\frac{1}{3}\right)-x=\frac{17}{6}$.
Phương pháp giải:
Chuyển vế để thu được đẳng thức có 1 vế là
Lời giải chi tiết:
a)
$x+7,25=15,75 $
$ x=15,75-7,25 $
$ x=8,5$
Vậy $x=8,5$
b)
$\left(-\frac{1}{3}\right)-x=\frac{17}{6} $
$ \left(-\frac{1}{3}\right)-\frac{17}{6}=x $
$ \frac{-2}{6}-\frac{17}{6}=x $
$ \frac{-19}{6}=x $
$ x=\frac{-19}{6}$
Vậy $x=\frac{-19}{6}$
Chú ý: $A=B$ và $B=A$ là tương đương nhau

Vận dụng trang 22

Vào dịp tết Nguyên đán, bà của An gói bánh chưng cho gia đình. Nguyên liệu để làm bánh gổm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Mỗi cái bánh chưng sau khi gói nặng khoảng $0,8 \mathrm{~kg}$ gôm 0,5 kg gạo; 0,125 kg đậu xanh, 0,04 kg lá dong, còn lại là thịt. Hỏi khối lượng thịt trong mỗi cái bánh là khoảng bao nhiêu?
Phương pháp giải:
Tổng khối lượng của các nguyên liệu = khối lượng cái bánh
Suy ra khối lượng thịt = Khối lượng cái bánh – (khối lượng gạo nếp + khối lượng đậu xanh + khối lượng lá dong)
Lời giải chi tiết:
Khối lượng thịt trong mỗi cái bánh là khoảng:
$0,8-(0,5+0,125+0,04)=0,135(\mathrm{~kg})$

Giải bài tập SGK trang 22 Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài 4 Thứ tự thực hiện các phép tính Quy tắc chuyển vế trang 22 sách Toán 7 kết nối tri thức dưới đây nhé!

Bài 1.26 trang 22

Tim $x$, biết:
a) $x+0,25=\frac{1}{2}$
b) $x-\left(-\frac{5}{7}\right)=\frac{9}{14}$
Lời giải chi tiết:
a)
$x+0,25=\frac{1}{2} $
$x=\frac{1}{2}-0,25$
$ x=\frac{1}{2}-\frac{1}{4} $
$ x=\frac{2}{4}-\frac{1}{4} $
$ x=\frac{1}{4}$
Vậy $x=\frac{1}{4}$
b)
$ x-\left(-\frac{5}{7}\right)=\frac{9}{14} $
$ x=\frac{9}{14}+\left(-\frac{5}{7}\right) $
$ x=\frac{9}{14}+\left(-\frac{10}{14}\right) $
$ x=\frac{-1}{14}$
Vậy $x=\frac{-1}{14}$

Bài 1.27 trang 22

Tim $x$, biết:
a) $x-\left(\frac{5}{4}-\frac{7}{5}\right)=\frac{9}{20}$
b) $9-x=\frac{8}{7}-\left(-\frac{7}{8}\right)$.
Lời giải chi tiết:
a)
$ x-\left(\frac{5}{4}-\frac{7}{5}\right)=\frac{9}{20} $
$ x=\frac{9}{20}+\left(\frac{5}{4}-\frac{7}{5}\right) $
$ x=\frac{9}{20}+\frac{25}{20}-\frac{28}{20} $
$ x=\frac{6}{20} $
$ x=\frac{3}{10} $
Vậy $ x=\frac{3}{10}$
b)
$9-x=\frac{8}{7}-\left(-\frac{7}{8}\right) $
$ 9-x=\frac{8}{7}+\frac{7}{8} $
$ 9-x=\frac{64}{56}+\frac{49}{56} $
$ 9-x=\frac{113}{56} $
$ x=9-\frac{113}{56} $
$ x=\frac{504}{56}-\frac{113}{56} $
$ x=\frac{391}{56} $
Vậy $x=\frac{391}{56}$

Bài 1.28 trang 22

1.28. Tính một cách hợp lí.
a) $-1,2+(-0,8)+0,25+5,75-2021$;
b) $-0,1+\frac{16}{9}+11,1+\frac{-20}{9}$.
Lời giải chi tiết:
a)
$-1,2+(-0,8)+0,25+5,75-2021 $
$ =[-1,2+(-0,8)]+(0,25+5,75)-2021 $
$ =(-2)+6-2021 $
$ =4-2021 $
$ =-2017$
b)
$-0,1+\frac{16}{9}+11,1+\frac{-20}{9} $
$ =[(-0,1)+11,1]+\left(\frac{16}{9}+\frac{-20}{9}\right) $
$ =11+\frac{-4}{9} $
$ =\frac{99}{9}+\frac{-4}{9} $
$ =\frac{95}{9}$

Bài 1.29 trang 22

Bỏ dấu ngoặc rổi tính các tổng sau:
a) $\frac{17}{11}-\left(\frac{6}{5}-\frac{16}{11}\right)+\frac{26}{5}$
b) $\frac{39}{5}+\left(\frac{9}{4}-\frac{9}{5}\right)-\left(\frac{5}{4}+\frac{6}{7}\right)$.
Phương pháp giải:
Bước 1: Trước dấu ngoặc có dấu “-“ thì khi bỏ ngoặc, ta đổi dấu các số hạng trong ngoặc
Trước dấu ngoặc có dấu “+“ thì khi bỏ ngoặc, ta giữ nguyên dấu các số hạng trong ngoặc
Bước 2: Nhóm các số hạng có cùng mẫu rồi tính
Lời giải chi tiết:
a)
$\frac{17}{11}-\left(\frac{6}{5}-\frac{16}{11}\right)+\frac{26}{5} $
$=\frac{17}{11}-\frac{6}{5}+\frac{16}{11}+\frac{26}{5} $
$ =\left(\frac{17}{11}+\frac{16}{11}\right)+\left(\frac{26}{5}-\frac{6}{5}\right) $
$ =\frac{33}{11}+\frac{20}{5} $
$ =3+4 $
$ =7$
b)
$ \frac{39}{5}+\left(\frac{9}{4}-\frac{9}{5}\right)-\left(\frac{5}{4}+\frac{6}{7}\right) $
$ =\frac{39}{5}+\frac{9}{4}-\frac{9}{5}-\frac{5}{4}-\frac{6}{7} $
$ =\left(\frac{39}{5}-\frac{9}{5}\right)+\left(\frac{9}{4}-\frac{5}{4}\right)-\frac{6}{7} $
$ =\frac{30}{5}+\frac{4}{4}-\frac{6}{7} $
$ =6+1-\frac{6}{7} $
$ =7-\frac{6}{7} $
$ =\frac{49}{7}-\frac{6}{7} $
$ =\frac{43}{7}$

Bài 1.30 trang 22

Để làm một cái bánh, cẩn $2 \frac{3}{4}$ cốc bột. Lan đã có $1 \frac{1}{2}$ cốc bột. Hỏi Lan cần thêm
bao nhiêu cốc bột nưa?
Phương pháp giải:
+) Đổi hỗn số dương về dạng phân số: $a \frac{b}{c}=\frac{a \cdot c+b}{c}$
+) Thực hiện phép trừ phân số
Lời giải chi tiết:
Lan cần thêm số cốc bột nữa là: $2 \frac{3}{4}-1 \frac{1}{2}=\frac{11}{4}-\frac{3}{2}=\frac{5}{4}=1 \frac{1}{4}$ (cốc bột)

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 4 –Thứ tự thực hiện các phép tính Quy tắc chuyển vế trang 20,21,22 Toán 7 Kết nối tri thức tập 2. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 7 – Toán – Quy tắc dấu ngoặc và chuyển vế
Back to top button
Close