SGK Toán 7 - Cánh Diều

Giải SGK bài 4 trang 23, 24, 25, 26 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1

Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Thứ tự thực hiện các phép tính và Quy tắc dấu ngoặc. Các bài tập sau đây thuộc bài 4 chương 1 – Số hữu tỉ trang 23, 24, 25, 26 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Trả lời câu hỏi SGK bài 4 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1

Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 23, 24, 25 trong bài Thứ tự thực hiện các phép tính và Quy tắc dấu ngoặc. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!

Luyện tập vận dụng 1 trang 23

Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
a) $0,2+2,5: \frac{7}{2}$
b) $9 .\left(\frac{-1}{3}\right)^2-(-0,1)^3: \frac{2}{15}$
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính theo thứ tự: Lũy thừa => Nhân, chia => Cộng trừ.
Lời giải chi tiết:
a)
$ 0,2+2,5: \frac{7}{2}=\frac{2}{10}+\frac{25}{10}: \frac{7}{2}=\frac{1}{5}+\frac{25}{10} . \frac{2}{7}$
$ =\frac{1}{5}+\frac{5}{7}=\frac{7}{35}+\frac{25}{35}=\frac{32}{35}$
b)
$ 9 .\left(\frac{-1}{3}\right)^2-(-0,1)^3: \frac{2}{15} $
$ =9 . \frac{1}{9}-\left(\frac{-1}{10}\right)^3: \frac{2}{15} $
$ =1-\frac{-1}{1000}: \frac{2}{15} $
$=1-\frac{-1}{1000} . \frac{15}{2} $
$ =1+\frac{3}{400} $
$ =\frac{400}{400}+\frac{3}{400}$
$=\frac{403}{400}$

Luyện tập vận dụng 2 trang 24

Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
a) $\left(0,25-\frac{5}{6}\right) .1,6+\frac{-1}{3}$
b) $3-2.\left[0,5+\left(0,25-\frac{1}{6}\right)\right]$
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính theo thứ tự ngoặc ( ) => [ ] và nhân (chia) trước cộng (trừ) sau.
Lời giải chi tiết:
a)
$ \left(0,25-\frac{5}{6}\right) . 1,6+\frac{-1}{3}$
$=\left(\frac{25}{100}-\frac{5}{6}\right) .\frac{16}{10}+\frac{-1}{3} $
$ =\left(\frac{1}{4}-\frac{5}{6}\right) . \frac{8}{5}+\frac{-1}{3} $
$ =\left(\frac{6}{24}-\frac{20}{24}\right). \frac{8}{5}+\frac{-1}{3} $
$ =\frac{-14}{24}. \frac{8}{5}+\frac{-1}{3} $
$ =\frac{-14}{15}+\frac{-1}{3}$
$ =\frac{-14}{15}+\frac{-5}{15}$
$=\frac{-19}{15}$
b)
$3-2 .\left[0,5+\left(0,25-\frac{1}{6}\right)\right] $
$ =3-2.\left[\frac{1}{2}+\left(\frac{1}{4}-\frac{1}{6}\right)\right]$
$ =3-2 .\left(\frac{1}{2}+\frac{1}{12}\right) $
$ =3-2 .\left(\frac{6}{12}+\frac{1}{12}\right)$
$ =3-2.\frac{7}{12}$
$=3-\frac{7}{6} $
$ =\frac{18}{6}-\frac{7}{6}$
$ =\frac{11}{6}$

Luyện tập vận dụng 3 trang 25

Tính một cách hợp lí:
a) $1,8-\left(\frac{3}{7}-0,2\right)$
b) $12,5-\frac{16}{13}+\frac{3}{13}$
Phương pháp giải:
a) Bỏ dấu ngoặc rồi nhóm hai số thập phân với nhau
b) Nhóm hai phân số với nhau và thực hiện phép tính
Lời giải chi tiết:
a)
$1,8-\left(\frac{3}{7}-0,2\right)$
$=1,8-\frac{3}{7}+0,2 $
$=(1,8+0,2)-\frac{3}{7}$
$=2-\frac{3}{7}=\frac{14}{7}-\frac{3}{7}=\frac{11}{7}$
b)
$ 12,5-\frac{16}{13}+\frac{3}{13}$
$=12,5-\frac{16}{13}+\frac{3}{13} $
$ =12,5+\left(-\frac{16}{13}+\frac{3}{13}\right)$
$ =12,5+(-1)=11,5$

Luyện tập vận dụng 4 trang 25

Tính một cách hợp lí:
a) $\left(-\frac{5}{6}\right)-(-1,8)+\left(-\frac{1}{6}\right)-0,8$
b) $\left(-\frac{9}{7}\right)+(-1,23)-\left(-\frac{2}{7}\right)-0,77$
Phương pháp giải:
Nhóm các số hạng thích hợp để tính nhanh: Nhóm các phân số với nhau và các số thập phân với nhau.
Lời giải chi tiết:
a)
$ \left(-\frac{5}{6}\right)-(-1,8)+\left(-\frac{1}{6}\right)-0,8$
$ =\left(-\frac{5}{6}\right)+1,8+\left(-\frac{1}{6}\right)-0,8 $
$ =\left[\left(-\frac{5}{6}\right)+\left(-\frac{1}{6}\right)\right]+[1,8-0,8] $
$ =\frac{-6}{6}+1=-1+1=0$
b)
$ \left(-\frac{9}{7}\right)+(-1,23)-\left(-\frac{2}{7}\right)-0,77$
$ =\left[\left(-\frac{9}{7}\right)-\left(-\frac{2}{7}\right)\right]+[(-1,23)-0,77] $
$ =\frac{-7}{7}+(-2)=-1+(-2)=-3$

Giải bài tập SGK bài 4 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1

Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Thứ tự thực hiện các phép tính và Quy tắc dấu ngoặc trang 25, 26 sách Toán 7 Cánh diều tập 1 dưới đây nhé!

Bài tập 1 trang 25

Tính
a) $\frac{1}{9}-0,3 . \frac{5}{9}+\frac{1}{3}$;
b) $\left(\frac{-2}{3}\right)^2+\frac{1}{6}-(-0,5)^3$.
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính theo thứ tự: Lũy thừa => Nhân, chia => Cộng, trừ.
Lời giải chi tiết:
a)
$\frac{1}{9}-0,3 \cdot \frac{5}{9}+\frac{1}{3} $
$ =\frac{1}{9}-\frac{3}{10}. \frac{5}{9}+\frac{1}{3} $
$=\frac{1}{9}-\frac{3}{2.5} .\frac{5}{3.3}+\frac{1}{3} $
$ =\frac{1}{9}-\frac{1}{6}+\frac{1}{3}$
$ =\frac{2}{18}-\frac{3}{18}+\frac{6}{18}$
$ =\frac{5}{18}$
b)
$ \left(\frac{-2}{3}\right)^2+\frac{1}{6}-(-0,5)^3 $
$ =\frac{4}{9}+\frac{1}{6}-\left(\frac{-1}{2}\right)^3 $
$ =\frac{4}{9}+\frac{1}{6}-\left(\frac{-1}{8}\right)$
$=\frac{4}{9}+\frac{1}{6}+\frac{1}{8}$
$ =\frac{32}{72}+\frac{12}{72}+\frac{9}{72} $
$ =\frac{53}{72}$

Bài tập 2 trang 25

Tính:
a) $\left(\frac{4}{5}-1\right): \frac{3}{5}-\frac{2}{3} . 0,5$
b) $1-\left(\frac{5}{9}-\frac{2}{3}\right)^2: \frac{4}{27}$
c) $\left[\left(\frac{3}{8}-\frac{5}{12}\right) .6+\frac{1}{3}\right] .4$
d) $0,8:\left\{0,2-7 .\left[\frac{1}{6}+\left(\frac{5}{21}-\frac{5}{14}\right)\right]\right\}$
Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính theo thứ tự: ( ) => [ ]=> {}
Lời giải chi tiết:
a)
$ \left(\frac{4}{5}-1\right): \frac{3}{5}-\frac{2}{3} . 0,5 $
$ =\frac{-1}{5} . \frac{5}{3}-\frac{2}{3}. \frac{1}{2}$
$ =\frac{-1}{3}-\frac{1}{3} $
$ =\frac{-2}{3}$
b)
$ 1-\left(\frac{5}{9}-\frac{2}{3}\right)^2: \frac{4}{27} $
$ =1-\left(\frac{5}{9}-\frac{6}{9}\right)^2: \frac{4}{27} $
$=1-\left(\frac{-1}{9}\right)^2 . \frac{27}{4} $
$ =1-\frac{1}{81} . \frac{27}{4}$
$ =1-\frac{1}{12} $
$ =\frac{11}{12}$
c)
$ {\left[\left(\frac{3}{8}-\frac{5}{12}\right). 6+\frac{1}{3}\right] . 4} $
$ =\left[\left(\frac{9}{24}-\frac{10}{24}\right). 6+\frac{1}{3}\right] .4 $
$ =\left[\frac{-1}{24} . 6+\frac{1}{3}\right] . 4 $
$ =\left[\frac{-1}{4}+\frac{1}{3}\right] . 4 $
$ =\left[\frac{-3}{12}+\frac{4}{12}\right] . 4 $
$ =\frac{1}{12}. 4=\frac{1}{3}$
d)
$ 0,8:\left\{0,2-7.\left[\frac{1}{6}+\left(\frac{5}{21}-\frac{5}{14}\right)\right]\right\} $
$ =\frac{4}{5}:\left\{\frac{1}{5}-7 .\left[\frac{1}{6}+\left(\frac{10}{42}-\frac{15}{42}\right)\right]\right\}$
$ =\frac{4}{5}:\left\{\frac{1}{5}-7 .\left[\frac{7}{42}+\frac{-5}{42}\right]\right\} $
$ =\frac{4}{5}:\left(\frac{1}{5}-7 . \frac{2}{42}\right) $
$ =\frac{4}{5}:\left(\frac{1}{5}-\frac{1}{3}\right) $
$=\frac{4}{5}:\left(\frac{3}{15}-\frac{5}{15}\right) $
$ =\frac{4}{5}: \frac{-2}{15} $
$=\frac{4}{5} . \frac{-15}{2} $
$ =-6$

Bài tập 3 trang 26

Chọn dấu ” “=”, ” $\neq$ ” thích hợp cho dấu “?” :
a) $\frac{28}{9}. 0,7+\frac{28}{9}. 0,5 ? \frac{28}{9} .(0,7+0,5)$;
b) $\frac{36}{13}: 4+\frac{36}{13}: 9 ? \frac{36}{13}:(4+9)$.
Phương pháp giải:
Áp dụng:
+ Quy tắc bỏ ngoặc
+ Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
Thực hiện phép tính và điền dấu thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a)
$\frac{28}{9} . 0,7+\frac{28}{9}.0,5=\frac{28}{9} .(0,7+0,5)$
b)
$ \frac{36}{13}: 4+\frac{36}{13}: 9 $
$ =\frac{36}{13} . \frac{1}{4}+\frac{36}{13}. \frac{1}{9}$
$=\frac{36}{13} .\left(\frac{1}{4}+\frac{1}{9}\right) $
$ =\frac{36}{13}. \frac{13}{36}=1$
$ \frac{36}{13}:(4+9)$
$ =\frac{36}{13}: 13$
$=\frac{36}{13} . \frac{1}{13}$
$ =\frac{36}{169}$
Suy ra $\frac{36}{13}: 4+\frac{36}{13}: 9 \neq \frac{36}{13}:(4+9)$.

Bài tập 4 trang 26

Tính một cách hợp lí:
a) $\frac{4}{15}-\left(2,9-\frac{11}{15}\right)$
b) $(-36,75)+\left(\frac{37}{10}-63,25\right)-(-6,3)$;
c) $6,5+\left(-\frac{10}{17}\right)-\left(-\frac{7}{2}\right)-\frac{7}{17}$;
d) $(-39,1) . \frac{13}{25}-60,9. \frac{13}{25}$.
Phương pháp giải:
Áp dụng:
+ Quy tắc bỏ ngoặc
+ Tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
Lời giải chi tiết:
a)
$ \frac{4}{15}-\left(2,9-\frac{11}{15}\right) $
$=\frac{4}{15}-2,9+\frac{11}{15}$
$ =\left(\frac{4}{15}+\frac{11}{15}\right)-2,9 $
$ =\frac{15}{15}-2,9$
$ =1-2,9=-1,9$
b)
$ (-36,75)+\left(\frac{37}{10}-63,25\right)-(-6,3)$
$ =(-36,75)+3,7-63,25+6,3 $
$ =(-36,75-63,25)+(3,7+6,3)$
$ =-100+10=-90$
c)
$ 6,5+\left(-\frac{10}{17}\right)-\left(-\frac{7}{2}\right)-\frac{7}{17}$
$ =\frac{65}{10}-\frac{10}{17}+\frac{7}{2}-\frac{7}{17} $
$ =\left(\frac{65}{10}+\frac{7}{2}\right)-\left(\frac{10}{17}+\frac{7}{17}\right) $
$ =\left(\frac{65}{10}+\frac{35}{10}\right)-\frac{17}{17}$
$ =\frac{100}{10}-1 $
$=10-1=9$
d)
$ (-39,1) . \frac{13}{25}-60,9. \frac{13}{25} $
$ =\frac{13}{25}.(-39,1-60,9)$
$=\frac{13}{25}.(-100)$
$ =-52$

Bài tập 5 trang 26

Một mảnh vườn có dạng hình chữ nhật với độ dài hai cạnh là $5,5 \mathrm{~m}$ và $3,75 \mathrm{~m}$. Dọc theo các cạnh của mảnh vườn, người ta trồng các khóm hoa, cứ $\frac{1}{4} m$ trồng một khóm hoa. Tính số khóm hoa cần trồng.
Phương pháp giải:
– Tính chu vi mảnh vườn: (chiều dài + chiều rộng).2
– Số khóm hoa cần trồng = Chu vi mảnh vườn : $\frac{1}{4}$
Lời giải chi tiết:
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
$(5,5+3,75) .2=18,5(\mathrm{~m})$
Số khóm hoa cần trồng là:
$18,5: \frac{1}{4}=74 \text { (khóm) }$

Bài tập 6 trang 26

Cho miếng bìa có kích thước như hình vẽ bên (các số đo trên hình tính theo đơn vị đề-xi-mét).
Giải SGK bài 4 trang 23, 24, 25, 26 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1 2
a) Tính diện tích của miếng bìa.
b) Từ miếng bìa đó, người ta gấp thành một hình hộp chữ nhật. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó.
Phương pháp giải:
Xác định hình hộp chữ nhật được tạo lập
a)Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật: $S=S_{x q}+S_{\text {đáy }}$
b)Thể tích hình hộp chữ nhật = Chiều dài. Chiều rộng. Chiều cao
Lời giải chi tiết:
Từ miếng bìa, ta tạo lập được hình hộp chữ nhật có chiều dài là 1,5 dm, chiều rộng 0,25 dm, chiều cao 1,5 dm.
a) Diện tích miếng bìa là:
2. $(0,25+1,5) .1,5+2.0,25.1,5=2.1,75.1,5+2.0,25.1,5=5,25+0,75=6$ $\left(\mathrm{dm}^2\right)$
b) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
$1,5.0,25.1,5=0,5625\left(\mathrm{dm}^3\right)$

Bài tập 7 trang 26

Giá niêm yết của một chiếc ti vi ở cửa hàng là 20000000 đồng. Cửa hàng giảm lần thứ nhất $5 \%$ giá niêm yết của chiếc ti vi đó. Để nhanh chóng bán hết số lượng ti vi, cửa hàng giảm thêm $2 \%$ của giá ti vi sau lần giảm giá thứ nhất. Hỏi khách hàng phải trả bao nhiêu tiền cho chiếc ti vi đó sau 2 lần giảm giá?
Phương pháp giải:
– Tính giá bán ti vi sau lần giảm thứ nhất
– Tính giá bán ti vi sau lần giảm thứ hai
Lời giải chi tiết:
Do cửa hàng giảm giá lần thứ nhất $5 \%$ giá niêm yết nên giá ti vi sau lần giảm thứ nhất bằng $100 \%-5 \%=95 \%$ giá niêm yết và bằng:
$20000000.95 \%=19000000 \text { ( đồng) }$
Do cửa hàng giảm giá lần thứ hai $2 \%$ giá của lần giảm thứ nhất nên giá ti vi sau lần giảm thứ hai bằng $100 \%-2 \%=98 \%$ giá của lần giảm thứ hai và bằng:
$19000000.98 \%=18620000$ ( đồng)
Vậy khách hàng phải trả 18620000 đồng sau 2 lần giảm giá.

Bài tập 8 trang 26

Chủ cửa hàng bỏ ra 35000000 đồng mua một loại sản phẩm để bán. Chủ cửa hàng đã bán $\frac{6}{7}$ số sản phẩm mua về đó với giá bán cao hơn $10 \%$ so với giá mua vào và bán $\frac{1}{7}$ số sản phẩm còn lại với giá bán mỗi sản phẩm thấp hơn $25 \%$ so với giá mua vào.
a) Tính số tiền chủ cửa hàng thu về khi bán hết số sản phẩm đó.
b) Chủ cửa hàng đã lãi hay lỗ bao nhiêu phần trăm?
Phương pháp giải:
a)
– Tính giá gốc của số sản phẩm bán với giá thấp hơn 25\% và của số sản phẩm bán với giá cao hơn $10 \%$
– Tính số tiền bán được của số sản phẩm bán với giá thấp hơn 25\% và của số sản phẩm bán với giá cao hơn $10 \%$
b)- So sánh số tiền thu về với số tiền bỏ ra rồi suy ra cửa hàng lãi hay lỗ
– Tính phần trăm số tiền lãi (Iỗ)
Lời giải chi tiết:
a) Số sản phẩm bán với giá thấp hơn $25 \%$ có giá gốc là:
$\frac{1}{7} .35000000=5000000 \text { (đồng) }$
Số sản phẩm bán với giá cao hơn 10\% có giá gốc là:
$35000000-5000000=30000000 \text { (đồng) }$
Cửa hàng bán số sản phẩm bán với giá thấp hơn 25\% được số tiền là:
$5000000. \frac{75}{100}=3750000 \text { (đồng) }$
Cửa hàng bán số sản phẩm bán với giá cao hơn 10\% được số tiền là:
$30000000. \frac{110}{100}=33000000 \text { (đồng) }$
Số tiền cửa hàng thu về khi bán hết số sản phẩm là:
$3750000+33000000=36750000 \text { (đồng) }$
b) Chủ cửa hàng lãi số tiền là:
$36750000-35000000=1750000$ (đồng)
Chủ cửa hàng lãi:
$\frac{1750000}{35000000} .100 \%=5 \%$

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Thứ tự thực hiện các phép tính và Quy tắc dấu ngoặc chương 1 – Số hữu tỉ trang 23, 24, 25, 26 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 7 – Toán – Quy tắc dấu ngoặc và chuyển vế
Back to top button
Close