SGK Toán 7 - Cánh Diều

Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2

Trong bài viết này, HocThatGioi sẽ giải đáp những câu hỏi và bài tập trong bài Tính chất ba đường cao của tam giác. Đây là bài học thuộc Bài 13 Chương VII trang 116, 117, 118 sách Toán 7 Cánh diều tập 2. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Trả lời câu hỏi SGK Bài 13 Chương 7 Toán 7 Cánh diều tập 2

Khởi động bài học với những câu hỏi hoạt động và luyện tập vận dụng sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức về bài học Tính chất ba đường cao của tam giác.

Câu hỏi khởi động trang 116

Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là hình chiếu của A, B, C trên các đường thẳng BC, CA, AB (Hình 132).
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 15
Em có nhận xét gì về ba đường thẳng AM, BN, CP?
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 132 rồi đưa ra nhận xét về ba đường thẳng AM, BN, CP.
Lời giải chi tiết:
Ba đường thẳng AM, BN, CP lần lượt vuông góc với ba cạnh BC, AC, AB của tam giác và chúng giao nhau tại một điểm.

Hoạt động 1 trang 116

Cho tam giác $A B C$ (Hình 133). Bằng cách sử dụng ê ke, vẽ hình chiếu $M$ của điểm $A$ trên đường thẳng $B C$.
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 16
Phương pháp giải:
Kẻ đường thẳng qua A, vuông góc với BC tại M
Lời giải chi tiết:
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 17

Hoạt động 2 trang 117

Quan sát ba đường cao $A M, B N, C P$ của tam giác $A B C$ (Hình 137), cho biết ba đường cao đó có cùng đi qua một điểm hay không.
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 18
Phương pháp giải:
Quan sát Hình 137 để xem ba đường cao AM, BN, CP có cùng đi qua một điểm hay không.
Lời giải chi tiết:
Ba đường cao AM, BN, CP có cùng đi qua một điểm là điểm H.

Luyện tập vận dụng 1 trang 117

Cho tam giác ABC vuông tại A. Hãy đọc tên đường cao đi qua B, đường cao đi qua C.
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 19
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ tam giác ABC vuông tại A để xác định đường cao đi qua B và đường cao đi qua C.
Lời giải chi tiết:
Đường cao đi qua B là AB.
Đường cao đi qua C là AC.

Luyện tập vận dụng 2 trang 117

Cho tam giác đều ABC có trọng tâm là G. Chứng minh G cũng là trực tâm của tam giác ABC.
Phương pháp giải:
Chứng minh G là trực tâm của tam giác ABC bằng cách chứng minh G là giao điểm của ba đường cao của tam giác ABC.
Lời giải chi tiết:
Tam giác ABC đều nên AB = AC = BC.
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 20
Suy ra: $A F=B F=A E=C E=B D=C D$.
Xét tam giác $A D B$ và tam giác $A D C$ có:
$A B=A C$ (tam giác $A B C$ đều);
$A D$ chung
$B D=C D(D$ là trung điểm của đoạn thẳng $B C$ ).
Vậy $\triangle A D B=\triangle A D C$ (c.c.c) nên $\widehat{A D B}=\widehat{A D C}$ ( 2 góc tương ứng).
Mà ba điểm $B, D, C$ thẳng hàng nên $\widehat{A D B}=\widehat{A D C}=90^{\circ}$ hay $A D \perp B C$. (1)
Tương tự ta có:
$\widehat{A E B}=\widehat{C E B}=90^{\circ}$ hay $B E \perp A C \text {. (2) }$
$\widehat{A F C}=\widehat{B F C}=90^{\circ}$hay $C F \perp A B . \text { (3) }$
Từ (1), (2), (3) suy ra $G$ là giao điểm của ba đường cao $A D, B E, C F$.
Vậy $G$ cũng là trực tâm của tam giác $A B C$.

Luyện tập vận dụng 3 trang 118

Cho tam giác ABC có trực tâm H cũng là trọng tâm của tam giác. Chứng minh tam giác ABC đều.
Phương pháp giải:
Chứng minh AB = AC = BC
Lời giải chi tiết:
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 21
Giả sử tam giác $A B C$ có $H$ vừa là trực tâm, vừa là trọng tâm tam giác $A B C$. Ta phải chứng minh tam giác $A B C$ đều. Vì H là trọng tâm tam giác $A B C$ nên $A D, B E, C F$ vừa là các đường cao, vừa là các đường trung tuyến trong tam giác. Suy ra: $A F=B F=A E=C E=B D=C D$;
$A D \perp B C ; B E \perp A C ; C F \perp A B$
Xét tam giác $A D B$ và tam giác $A D C$ có:
$A D$ chung
$$\widehat{A D B}=\widehat{A D C}\left(=90^0\right)$$
$B D=C D(D$ là trung điểm của đoạn thẳng $B C)$.
Vậy $\Delta A D B=\Delta A D C$ (c.g.c) nên $\mathrm{AB}=\mathrm{AC}$ ( 2 cạnh tương ứng).
Tương tự, ta cũng được, $A C=B C$
Xét tam giác $A B C$ có $A B=A C=B C$ nên là tam giác đều.
Vậy tam giác $A B C$ có trực tâm $H$ cũng là trọng tâm của tam giác thì tam giác $A B C$ đều.

Giải bài tập SGK Bài 13 Chương 7 Toán 7 Cánh diều tập 2

Sau khi đã tìm hiểu phần nội dung của bài học, cùng ôn lại những kiến thức đã học qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK Toán 7 Cánh diều tập 2 trang 118 dưới đây nhé.

Bài tập 1 trang 118

Cho tam giác $A B C$ có $H$ là trực tâm, $H$ không trùng với đỉnh nào của tam giác. Nêu một tính chất của cặp đường thẳng:
a) $A H$ và $B C$;
b) $B H$ và $C A$;
c) $C H$ và $A B$.
Phương pháp giải:
Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường cao của tam giác đó.
Lời giải chi tiết:
Tam giác ABC có H là trực tâm nên:
a) $AH \perp BC$
b) $BH \perp AC$
c) $CH \perp AC$

Bài tập 2 trang 118

Cho tam giác $A B C$. Vẽ trực tâm $H$ của tam giác $A B C$ và nhận xét vị trí của nó trong các trường hợp sau:
a) Tam giác $A B C$ nhọn;
b) Tam giác $A B C$ vuông tại $A$;
c) Tam giác $A B C$ có góc $A$ tù.
Phương pháp giải:
Vẽ trực tâm H của tam giác ABC trong từng trường hợp và nhận xét.
(Trực tâm là giao điểm của ba đường cao của tam giác đó).
Lời giải chi tiết:
a) Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 22
Ta thấy H nằm trong tam giác ABC.
b) Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 23
Ta thấy trong tam giác ABC: $AB \perp AC, AC \perp AB$.
Do đó AB và AC là hai đường cao của tam giác ABC.
Mà AB cắt AC tại A nên A là trực tâm của tam giác ABC.
Do đó A trùng H.
c) Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 24
Ta thấy H nằm ngoài tam giác ABC.

Bài tập 3 trang 118

Cho tam giác nhọn ABC và điểm D nằm trong tam giác. Chứng minh rằng nếu DA vuông góc với BC và DB vuông góc CA thì DC vuông góc với AB.
Phương pháp giải:
Ba đường cao của tam giác giao nhau tại một điểm.
Lời giải chi tiết:
Xét tam giác ABC có: D nằm trong tam giác và $DA \perp BC; DB \perp CA$
Suy ra: D là giao điểm của hai đường cao của tam giác ABC hay D là trực tâm của tam giác ABC.
Vậy $DC \perp AB$

Bài tập 4 trang 118

Cho tam giác nhọn $A B C$. Hai đường cao $B E$ và $C F$ cắt nhau tại $H, \widehat{H C A}=25^{\circ}$.
Tính $\widehat{B A C}$ và $\widehat{H B A}$.
Phương pháp giải:
Tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông bằng 90°.
Lời giải chi tiết:
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 25
Xét tam giác $A F C$ có: $\widehat{H C A}=25^{\circ} ; \widehat{A F C}=90^{\circ}$ (vì $C F$ vuông góc với $A B$ ).
Nên: $\widehat{F A C}=\widehat{B A C}=90^{\circ}-25^{\circ}=65^{\circ}$.
Xét tam giác $A E B$ có: $\widehat{B A C}=65^{\circ} ; \widehat{A E B}=90^{\circ}$ (vì $B E$ vuông góc với $A C$ ).
Nên: $\widehat{A B E}=\widehat{H B A}=90^{\circ}-65^{\circ}=25^{\circ}$.

Bài tập 5 trang 118

Trong Hình 139 , cho biết $A B / / C D, A D / / B C ; H, K$ lần lượt là trực tâm các tam giác $A B C$ và $A C D$. Chứng minh $A K / / C H$ và $A H / / C K$.
Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 26
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất:
+ Nếu $a / / b ; a \perp c$ thì $b \perp c$
+ Nếu $a \perp c ; b \perp c$ thì $a / / b$
Lời giải chi tiết:
Vì $A D / / B C$, mà $K \in A D, H \in B C$ nên $A K / / C H$
Vì $C K \perp A D ; B C / / A D$ nên $C K \perp B C$
Mà $A H \perp B C$
$\Rightarrow A H / / C K$

Bài tập 6 trang 118

Cho tam giác $A B C$ có $G$ là trọng tâm, $H$ là trực tâm, $I$ là giao điểm của ba đường phân giác, $O$ là giao điểm của ba đường trung trực. Chứng minh rằng:
a) Nếu tam giác $A B C$ đều thì bốn điểm $G, H, I, O$ trùng nhau;
b) Nếu tam giác $A B C$ có hai điểm trong bốn điểm $G, H, I, O$ trùng nhau thì tam giác $A B C$ là tam giác đều.
Phương pháp giải:
a) Trong tam giác đều: đường trung tuyến đồng thời là đường cao và đường phân giác.
b) Chứng minh hai trong bốn điểm G, H, I, O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều: Chứng minh G và O trùng nhau thì tam giác ABC là tam giác đều.
Lời giải chi tiết:
a) Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 27
Gọi $M, N, P$ lần lượt là trung điểm của các cạnh $B C, C A, A B$.
Do tam giác $\mathrm{ABC}$ đều nên $\mathrm{AB}=\mathrm{BC}=\mathrm{CA}$ và $\widehat{A B C}=\widehat{A C B}=\widehat{B A C}$.
Do $M$ là trung điểm của $B C$ nên $B M=C M$.
Xét $\triangle \mathrm{AMB}$ và $\triangle \mathrm{AMC}$ có:
$A B=A C$ (chứng minh trên).
$\widehat{A B M}=\widehat{A C M}$ (chứng minh trên).
$\mathrm{BM}=\mathrm{CM}$ (chứng minh trên).
Do đó $\triangle A M B=\triangle A M C(c-g-c)$.
Suy ra $\widehat{A M B}=\widehat{A M C}$ (2 góc tương ứng) và $\widehat{M A B}=\widehat{M A C}$ (2 góc tương ứng).
Do $\widehat{A M B}=\widehat{A M C}$, mà $\widehat{A M B}+\widehat{A M C}=180^{\circ}$ nên $\widehat{A M B}=\widehat{A M C}=90^{\circ}$.
Khi đó $\mathrm{AM}$ vuông góc với $\mathrm{BC}$ tại trung điểm $\mathrm{M}$ của $\mathrm{BC}$ nên $\mathrm{AM}$ là đường trung trực của đoạn thẳng $\mathrm{BC}$.
Lại có $\widehat{M A B}=\widehat{M A C}$ nên AM là đường phân giác của $\widehat{B A C}$.
Thực hiện tương tự ta chứng minh được BN là đường trung trực của đoạn thẳng $\mathrm{CA}$ và $\mathrm{BN}$ là đường phân giác của $\widehat{A B C}$.
$\mathrm{CP}$ là đường trung trực của đoạn thẳng $\mathrm{AB}$ và $\mathrm{CP}$ là đường phân giác của $\widehat{A C B}$.
Mà AM, BN, CP cắt nhau tại G nên $\mathrm{G}, \mathrm{H}, \mathrm{I}, \mathrm{O}$ trùng nhau.

b) Giải SGK Bài 13 Chương 7 trang 116, 117, 118 Toán 7 Cánh diều tập 2 28
Gọi $\mathrm{M}, \mathrm{N}, \mathrm{P}$ lần lượt là chân đường cao kẻ từ $\mathrm{H}$ đến $\mathrm{BC}, \mathrm{CA}, \mathrm{AB}$.
Khi đó $\mathrm{HN} \perp \mathrm{AC}$.
Mà $\mathrm{H}$ là trực tâm của $\triangle \mathrm{ABC}$ nên $\mathrm{BH} \perp \mathrm{AC}$.
$\mathrm{HN} \perp \mathrm{AC}, \mathrm{BH} \perp \mathrm{AC}$ nên $\mathrm{B}, \mathrm{H}, \mathrm{N}$ thẳng hàng.
Xét $\triangle \mathrm{APH}$ vuông tại $P$ và $\triangle \mathrm{CMH}$ vuông tại $M$ có:
$\widehat{A H P}=\widehat{C H M}$ (2 góc đối đỉnh).
$\mathrm{HP}=\mathrm{HM}$ (theo giả thiết).
Do đó $\triangle \mathrm{APH}=\Delta \mathrm{CMH}$ (góc nhọn – cạnh góc vuông).
Suy ra HA = HC (2 cạnh tương ứng).
Xét $\triangle$ HNA vuông tại $\mathrm{N}$ và $\triangle$ HNC vuông tại $\mathrm{N}$ có:
$\mathrm{HN}$ chung.
$H A=H C$ (chứng minh trên).
Do đó $\triangle \mathrm{HNA}=\Delta \mathrm{HNC}(2$ cạnh góc vuông).
Suy ra $\mathrm{AN}=\mathrm{CN}$ ( 2 cạnh tương ứng).
Khi đó $\mathrm{N}$ là trung điểm của $A C$.
$\mathrm{HN} \perp \mathrm{AC}$ tại trung điểm $\mathrm{N}$ của $\mathrm{AC}$ nên $\mathrm{HN}$ là đường trung trực của đoạn thẳng $\mathrm{AC}$.
Mà $B, H, N$ thằng hàng nên $B$ thuộc đường trung trực của đoạn thẳng $A C$.
Do đó $BA = BC$.
Thực hiện tương tự, ta chứng minh được $CA = CB$.
Do đó $AB = BC = CA.$
Vậy tam giác $ABC$ đều.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Bài 13 Chương VII Tam giác 116, 117, 118 sách Toán 7 Cánh diều tập 2. Hy vọng các bạn đã nắm được toàn bộ kiến thức của bài học này. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 7 – Toán – Ba đường cao
Back to top button
Close