SGK Toán 7 - Cánh Diều

Giải SGK bài 5 trang 27, 28, 29 chương 1 Toán 7 Cánh diều tập 1

Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ. Các bài tập sau đây thuộc bài 1 chương 1 – Số hữu tỉ trang 27, 28, 29 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Trả lời câu hỏi SGK bài Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ

Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 27, 28 trong bài Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!

Câu hỏi khởi động trang 27

Biết các số hữu tỉ $\frac{1}{10}$ và $\frac{1}{9}$ dưới dạng số thập phân ta được: $\frac{1}{10}=0,1$ và $\frac{1}{9}=0,111 \ldots$.
Hai số thập phân 0,1 và $0,111 .$. khác nhau như thế nào?
Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ như thế nào?
Lời giải chi tiết:
– Số thập phân 0,1 là số thập phân hữu hạn.
Còn số thập phân 0,111… là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì là 1. Số $0,111 \ldots$ được viết gọn là $0,(1)$.
– Mỗi số hữu tỉ $\frac{a}{b}$ với $a, b \in \mathbb{Z} ; b \neq 0$ đều được biểu diễn bởi một số thập phân của hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn bằng cách thực hiện phép chia $a: b$.

Luyện tập vận dụng trang 28

Sử dụng máy tính cầm tay để viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn:
a) $\frac{1}{9}$
b) $\frac{-11}{45}$
Phương pháp giải:
Sử dụng máy tính cầm tay để chia tử cho mẫu và viết kết quả.
Lời giải chi tiết:
a) $\frac{1}{9}=0,(1)$
b) $\frac{-11}{45}=-0,2(4)$

Giải bài tập SGK bài Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ

Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ trang 29 sách Toán 7 Cánh diều tập 1 dưới đây nhé!

Bài tập 1 trang 29

Viết mỗi phân số sau dưới dạng số thập phân hữu hạn: $\frac{13}{16} ; \frac{-18}{150}$.
Phương pháp giải:
Thực hiện phép chia tử số cho mẫu số.
Lời giải chi tiết:
Viết mỗi phân số sau dưới dạng số thập phân hữu hạn:
$\frac{13}{16}=0,8125 ; \frac{-18}{150}=-0,12$

Bài tập 2 trang 29

Viết mỗi phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để nhận rõ chu kì): $\frac{5}{111} ; \frac{-7}{18}$.
Phương pháp giải:
Thực hiện phép chia tử số cho mẫu số.
Lời giải chi tiết:
$\frac{5}{111}=0,(045) ; \frac{-7}{18}=-0,3(8)$

Bài tập 3 trang 29

Viết mỗi số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản:
a) 6,5
b) $-1,28$
c) $-0,124$
Phương pháp giải:
$a, b=\frac{\overline{a b}}{10} ; \quad a, b c=\frac{\overline{a b c}}{100} ; \quad a, b c d=\frac{\overline{a b c d}}{1000}$
Rút gọn về dạng phân số tối giản
Lời giải chi tiết:
a) $6,5=\frac{65}{10}=\frac{13}{2}$
b) $-1,28=\frac{-128}{100}=\frac{-32}{25}$
c) $-0,124=\frac{-124}{1000}=\frac{-31}{250}$

Bài tập 4 trang 29

Sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện mỗi phép chia sau:
a) 1:999
b) $8,5: 3$
c) $14,2: 3,3$.
Phương pháp giải:
Dùng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính trên.
Lời giải chi tiết:
a) $1: 999=0,(001)$
b) $8,5: 3=2,8(3)$
c) $14,2: 3,3=4,(30)$.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Biểu diễn thập phân của một số hữu tỉ chương 1 – Số hữu tỉ trang 27, 28, 29 Toán 7 Cánh diều tập 1. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!

Back to top button
Close