Lý thuyết chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình đầy đủ nhất
Xin chào các bạn, bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. Đây là 2 loại chất rắn phổ biến hiện nay, mội loại sẽ có 1 đặc điểm và tính chất khác nhau. Các bạn hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Chất rắn kết tinh
Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cấu trúc, đặc tính và nhứng ứng dụng cúa chất rắn kết tinh dưới đây nhe.
1.1 Cấu trúc tinh thể
Chất rắn kết tinh được cấu tạo từ nhiều hạt nhỏ có hình khối lập phương được chồng khít lên nhau. Cấu trúc đối xứng này còn có tên gọi khác là cấu trúc tinh thể. Tinh thể của mỗi chất rắn sẽ có 1 hình dạng đặc biệt riêng biệt. Điều kiện hình thành sẽ quyết định đến kích thước của tinh thể.
Cấu trúc của tinh thể được nhìn nhận và nghiên cứu qua tia X. Tinh thể được cấu tạo từ các vi hạt liên kết chặt chẽ với nhau và sắp xếp theo một trật tự tuần hoàn trong không gian. Mỗi vi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
Mạng tinh thể chính là hình thức biểu diễn cho tính tuần hoàn của tinh thể. Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.
1.2 Các đặc tính của chất rắn kết tinh
Các chất rắn kết tinh được cấu tạo cùng 1 loại hạt nhưng cấu trúc tinh thể khác nhau. Thì tính chất vật lý cũng sẽ khác nhau.
Chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể sẽ có nhiệt độ nóng chảy xác định. Nhiệt độ này sẽ không đổi ở một áp suất cho trước.
Vật rắn đơn tinh thể được cấu tạo từ 1 tinh thể hoặc nhiều tinh thể nhỏ. Chúng được liên kết theo trật tự được xác định. Ví dụ: Muối, thạch anh, viên kim cương… Vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, các tính chất sẽ được thay đổi theo các hướng khác nhau.
Vật rắn đa tinh thể cấu tạo từ nhiều tinh thể nhỏ liên kết không trật tự. Ví dụ như kim loại. Vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng, các tính chất theo các hướng đều không đổi.
Tinh thể thực thường có những khuyết tật nên tính chất của các vật rắn tinh thể bị thay đổi nhiều.
1.3 Ứng dụng
Kim cương được sử dụng làm mũi khoan địa chất, dao cắt kính… Hãy một ứng dụng tuyệt vời là đồ trang sức đắt tiền.
Chất rắn đơn tinh thể được sử dụng làm các linh kiện bán dẫn, mạch vi điện tử, bộ nhớ máy tính…
Các kim loại và hợp kim được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp.
2. Chất rắn vô định hình
Dưới đây là một số đặc điểm và ứng dụng của chất rắn vô định hình
2.1 Đặc điểm của chất rắn vô định hình
Chất rắn vô định hình là các chất rắn không có cấu trúc tinh thể. Nên chúng không có dạng hình học xác định. Chúng ta có thể kể đến như thuỷ tinh, chất dẻo, nhựa đường…
Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng, các tính chất không đổi theo các hướng. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Chất rắn vô định hình sẽ được đun nóng sẽ chuyển sang thể lỏng.
2.2 Ứng dụng của chất rắn vô định hình
Các vật rắn vô định hình được dùng phổ biến trong nhiều ngành công nghệ khác nhau:
Thuỷ tinh dùng làm các dụng cụ quang học, các sản phẩm trang trí…
Nhiều vật rắn vô định hình có cấu tạo từ các chất polime hay cao phân tử, do có nhiều đặc tính quý hiếm nên được dùng thay thế một số lượng lớn các kim loại để làm các đồ gia dụng, tấm lợp nhà, ống dẫn nước, thùng chứa, các chi tiết máy…
3. So sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
Chất rắn kết tinh | Chất rắn vô định hình |
---|---|
Có cấu trúc tinh thể | Không có cấu trúc tinh thể |
Có dạng hình học xác định | Không có dạng hình học xác định |
Có nhiệt độ nóng cháy xác định | Không có nhiệt độ nóng cháy xác định |
Chất rắn đơn tinh thể: có tính dị hướng Chất rắn đa tinh thể: có tính đẳng hướng | Có tính đẳng hướng |
Trên đây là Lý thuyết chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình . Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại thêm các kiến thức về ancol cho bạn. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Biến dạng của vật rắn
- 20 câu trắc nghiệm lý thuyết chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình cực hay
- Sự nở vì nhiệt của vật rắn – Bài tập minh hoạ
- Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất rắn cực hay và có lời giải chi tiết nhất
- Giải SGK bài 33 Biến dạng của vật rắn Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải SGK bài 22 Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo Vật lí 10 Chân trời sáng tạo