Vật lí 11

Lý thuyết tổng quan về dòng điện không đổi và nguồn điện mới nhất

Bài viết dưới đây, sẽ được HocThatGioi tổng hợp các kiến thức lý thuyết trọng tâm của Dòng điện không đổi một cách cụ thể dễ hiểu nhất để các bạn tham khảo và học tập tiến bộ hơn. Hãy tập trung theo dõi hết bài viết để đạt hiệu quả tối đa nhé!

1. Lý thuyết về dòng điện không đổi

Trước tiên, các bạn sẽ cùng HocThatGioi khái niệm của dòng điện là gì ? Như thế nào là cường độ dòng điện ? Trong dòng điện thì có những loại dòng điện gì ? Hãy xem hết phần giải thích chi tiết ngay sau đây.

1.1 Khái niệm và quy ước chiều của dòng điện

Như thế nào là dòng điện ? Quy ước chiều của dòng điện như thế nào ?

Khái niệm: Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.

Chiều dòng điện được quy ước: chiều dòng điện là chiều chuyển động của các hạt điện tích dương.

1.2 Cường độ dòng điện và phân loại dòng điện

Sau đây, sẽ nêu ra khái niệm của cường độ điện trường và phân loại dòng điện các bạn cần nhớ những kiến thức quan trọng này để tối ưu điểm số nhé!

Khái niệm: Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện.

Công thức:

Công thức cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện:
I=\frac{\Delta q}{\Delta t}
Trong đó:
I: cường độ dòng điện (A)
\frac{\Delta q}{\Delta t}: tốc độ biến thiên điện tích theo thời gian

Có 2 loại dòng điện:

  • Dòng điện một chiều: dòng điện có hướng không đổi nhưng cường độ dòng điện có thể thay đổi
  • Dòng điện không đổi: dòng điện không đổi có hướng và độ lớn đều không đổi theo thời gian.

2. Lý thuyết về nguồn điện

Trong nguồn điện thì sẽ có sự xuất hiện của suất điện động vì thế hãy cùng HocThatGioi tìm hiểu về khái niệm của suất điện động và các cách mắc của nguồn điện.

2.1 Suất điện động là gì ?

Khái niệm và công thức cần lưu ý của suất điện động trong phần lý thuyết của dòng điện không đổi.

Khái niệm: Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Công thức:

Công thức tính suất điện động
Suất điện động:
E=\frac{A}{q}
Trong đó:
E: suất điện động (V)
A: công thực hiện của nguồn điện (J)
q: điện tích (C)

2.2 Phân loại các cách mắc của nguồn điện

Sau đây, sẽ trình bày cho các bạn một số cách mắc của nguồn điện của n nguồn điện lại với nhau và đi kèm công thức để áp dụng cho từng loại cách mắc đó

2.2.1 Cách mắc nối tiếp

Trong đoạn mạch cho n nguồn và được mắc nối tiếp vào nhau thì chúng ta sẽ có những công thức sau cần lưu ý.

Công thức:

Công thức khi n nguồn được mắc nối tiếp
Khi n nguồn mắc nối tiếp ta có:
Suất điện động của bộ nguồn:
E_{b}= E_{1} + E_{2}+…+ E_{n}
Điện trở trong của bộ:
r_{b}= r_{1} + r_{2}+…+ r_{n}
Trong đó:
E_{b}: suất điện động của bộ.
r_{b}: điện trở trong của bộ.

2.2.3 Cách mắc song song

Khi cho n nguồn điện có dòng điện không đổi đi mắc song song với nhau thì các bạn cần nắm rõ những công thức sau đây.

Công thức:

Công thức khi n nguồn điện mắc song song
Suất điện động của bộ
E_{b}= E_{1} =E_{2}=…= E_{n}
Điện trở trong của bộ:
\frac{1}{r_{b}}=\frac{1}{r_{1}} +\frac{1}{r_{2}}+…+\frac{1}{r_{n}}

2.2.3 Cách mắc hỗn hợp đối xứng

Khi đoạn mạch có m dãy song song, mỗi dãy có n nguồn giống nhau thì chung ta có công thức sau cần ghi nhớ.

Công thức:

Công thức mắc hỗn hợp đối xứng
Suất điện động của bộ:
E_{b}= nE
Điện trở trong của bộ:
r_{b}=\frac{nr}{m}
Lưu ý:
Tất cả các cách mắc trên là các nguồn điện phải là giống nhau.
Cần nhớ công thức liên quan của từng cách mắc.

3. Một số công thức tính giữa đoạn mạch và nguồn điện của các đại lượng trong dòng điện không đổi

Dưới đây, là các công thức quan trọng liên quan đến đoạn mạch và nguồn điện của các đại lượng trong dòng điện không đổi mà các bạn cần ghi nhớ để áp dụng khi làm bài nhé!

Công thức quan trọng giữa đoạn mạch và nguồn điện
Công của đoạn mạch:
A=Uq=UIt
Công của nguồn điện:
A=EIt
Công suất của đoạn mạch:
P=\frac{A}{t}=UI
Công suất của nguồn điện:
P=\frac{A}{t}=EI
Công suất tỏa nhiệt của đoạn mạch:
P=I^{2}R
Công suất tỏa nhiệt của nguồn điện:
P=I^{2}r
Cường độ dòng điện của đoạn mạch:
I=\frac{E}{R_{n}+r}
Cường độ dòng điện chứa nguồn điện AB:
I=\frac{E-U_{AB}}{R_{n}+r}
Trong đó:
A: công thực hiện ( J)
U: hiệu điện thế (V)
E: suất điện động (V)
R: điện trở (\Omega )
r: điện trở trong ( \Omega )
P: công suất (W)

Như vậy, bài viết về lý thuyết dòng điện không đổi của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ đem lại cho các bạn nhiều kiến thức hay và bổ ích để các bạn học tập tiến bộ hơn. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt !

Bài viết khác liên quan đến Lớp 11 – Vật Lý – Dòng điện không đổi Nguồn điện
Back to top button
Close