Vật lí 10

Lý thuyết và bài tập chuyển động cơ đầy đủ chi tiết nhất – Bài 1 Vật lý 10

Hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết và bài tập chuyển động cơ đầy đủ chi tiết nhất – Bài 1 Vật lý 10 – đây là phần nội dung mở đầu cho chương trình học nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tổng quan chương trình Vật lý 10. Hãy cùng HocThatGioi khám phá ngay thôi nhé!

I. Lý thuyết chuyển động cơ

1. Chuyển động cơ – chất điểm

1.1 Chuyển động cơ

Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

Ví dụ: xe chạy, tên lửa bay,….

1.2 Chất điểm

Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.

Ví dụ: xe chạy từ Tp.HCM ra Hải Phòng: xe được coi là chất điểm.

1.3 Quỹ đạo

Quỹ đạo là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định. Đường đó gọi là quỹ đạo.

Ví dụ: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: có quỹ đạo coi như tròn

2. Cách xác định vị trí của vật trong không gian

2.1 Vật làm mốc và thước đo

Muốn xác định chính xác vị trí của vật, ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

Lý thuyết và bài tập chuyển động cơ đầy đủ chi tiết nhất - Bài 1 Vật lý 10 4

2.2 Hệ tọa độ

Có 2 loại hệ tọa độ chính: hệ tọa độ 1 trục và 2 trục

Hệ tọa độ 1 trục: được sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng

Lý thuyết và bài tập chuyển động cơ đầy đủ chi tiết nhất - Bài 1 Vật lý 10 5

Ta thấy điểm M có tọa độ x = \overline{OM}

Hệ tọa độ 2 trục: được sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng

Lý thuyết và bài tập chuyển động cơ đầy đủ chi tiết nhất - Bài 1 Vật lý 10 6

Ta thấy tọa độ của điểm M là x = \overline{OM_x}, y = \overline{OM_y}

3. Cách xác định thời gian trong chuyển động

3.1 Mốc thời gian và đồng hồ

Mốc thời gian (hoặc gốc thời gian) là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian

Ví dụ: xe bắt đầu xuất phát từ bến A lúc 7h00 đến bến B lúc 9h30.

3.2 Thời điểm và thời gian

Thời điểm là trị số chỉ một lúc nào đó theo mốc thời gian và theo đơn vị thời gian đã chọn.

Ví dụ: nhìn lên đồng hồ thấy 7h15: thời điểm lúc đó là 7h15.

Thời gian là khoảng thời gian trôi đi giữa hai thời điểm.

Ví dụ: thời điểm từ 7h15 đến thời điểm 8h15 là 1h, thì 1h là thời gian chuyển động của vật.

Nếu lấy mốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động thì số chỉ của thời điểm sẽ trùng với số đo khoảng thời gian đã trôi qua kể từ mốc thời gian

Để đo thời gian người ta dùng một đồng hồ.

3.3 Hệ quy chiếu

Một hệ quy chiếu gồm:

  • Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc;
  • Một mốc thời gian và một đồng hồ.

Trong nhiều bài toán cơ học, nhiều khi nói về hệ quy chiếu, người ta chỉ đề cập đến hệ toạ độ, vật làm mốc và mốc thời gian mà không cần nói đến đồng hồ. 

=> Xem thêm Lý thuyết và bài tập chuyển động thẳng đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 2 Vật lý 10

II. Bài tập SGK chuyển động cơ

1. Bài tập 1 trang 11

Đề bài: Chất điểm là gì?

Hướng dẫn giải:

Chất điểm: là vật chuyển động có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến)

2. Bài tập 2 trang 11

Đề bài: Nêu cách xác định vị trí của một ô tô trên một quốc lộ.

Hướng dẫn giải:

Để xác định vị trí ô tô trên quốc lộ, ta cần chọn một vật làm mốc như cái cây bên đường, cột mốc…

3. Bài tập 3 trang 11

Đề bài: Nêu cách xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng.

Hướng dẫn giải:

Để xác định vị trí của một vật trên một mặt phẳng, ta cần chọn một hệ trục tọa độ gắn với vật mốc.

4. Bài tập 4 trang 11

Đề bài: Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.

Hướng dẫn giải:

  • Hệ tọa độ: gồm các trục tọa độ và vật mốc. Khi các trục vuông góc với nhau, ta gọi là hệ tọa độ Đề – các.
  • Hệ quy chiếu: gồm vật mốc, hệ tọa độ gắn với vật mốc, góc thời gian và đồng hồ.

5. Bài tập 5 trang 11

Trường hợp nào sau đây có thể coi vật là chất điểm?

6. Bài tập 6 trang 11

Một người chỉ đường nói cho một khách du lịch như sau: “Ông hãy đi dọc theo con phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng Tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà S”. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào?

7. Bài tập 7 trang 11

Trong các cách chọn hệ trục tọa độ và mốc thời gian dưới đây, cách nào thích hợp nhất để xác định vị trí của một máy bay đang bay trên đường dài?

8. Bài tập 8 trang 11

Đề bài: Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng những tọa độ nào?

Hướng dẫn giải:

Để xác định vị trí của một tàu biển giữa đại dương, người ta dùng kinh độ và vĩ độ địa lí.

9. Bài tập 9 trang 11

Đề bài: Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu, kim phút đuổi kịp kim giờ?

Hướng dẫn giải:

  • Kim phút đuổi kịp kim giờ khi hai kim trùng nhau.
  • Khi kim phút đi được 1 vòng thì kim giờ đi được 1/12 vòng
  • Như vậy hiệu của 2 vận tốc của hai kim là: 1 – 1/12 = 11/12 vòng. 
  • Vào lúc 5 g 15′, kim giờ cách mốc thứ 5 là 1/4 x 1/12 = 1/48 vòng. 
  • Khoảng cách giữa kim phút cách kim giờ là (2/12) + (1/48) = 9/48 vòng. 
  • Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ: (9/48 : 11/12) x 60 = 12 phút 16 giây.

Như vậy, bài viết về Lý thuyết và bài tập chuyển động cơ đầy đủ chi tiết nhất – Bài 1 Vật lý 10 của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hi vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viêt và chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Độ dịch chuyển và quãng đường đi được
Back to top button
Close