Vật lí 10

Lý thuyết và bài tập chuyển động tròn đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 5 Vật lý 10

Chuyển động tròn đều là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình Vật lý THPT nói chung và Vật lý 10 nói riêng. Hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết và bài tập chuyển động tròn đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 5 Vật lý 10 để bạn đọc có thể nắm vững kiến thức này nhé!

Lý thuyết và bài tập chuyển động tròn đều đầy đủ chi tiết nhất - Bài 5 Vật lý 10
Lý thuyết và bài tập chuyển động tròn đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 5 Vật lý 10

I. Lý thuyết chuyển động tròn đều

1. Định nghĩa chuyển động tròn đều

  • Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
  • Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.

2. Tốc độ dài và vận tốc góc

2.1 Tốc độ dài

Công thức tính vận tốc dài của vật:

Công thức
v=\frac {\Delta s}{\Delta t}
Trong đó:
\Delta s là độ dài của cung tròn mà vật đi được (m)
\Delta v là thời gian vật đi được (s)
v là tốc độ dài (m/s)
Lưu ý: Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi.

2.2 Vecto vận tốc

  • Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo: \overrightarrow{v} =\frac { \overrightarrow{\Delta s} }{\Delta t}
  • Trong chuyển động tròn đều, vecto vận tốc có phương luôn luôn thay đổi.

2.3 Tốc độ góc

Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quay quét được trong một đơn vị thời gian

Công thức tính tốc độ góc:

Công thức
\omega =\frac { \Delta \alpha }{\Delta t}
Trong đó:
\Delta \alpha là góc mà bán kính nối từ tâm đến vật quét được
\Delta t là thời gian (s)
\omega là tốc độ góc (rad/s)

2.4 Chu kì

Chu khì của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.

Công thức tính chu kì:

Công thức:
T=\frac {2 \Pi }{ \omega }
Trong đó:
T là chu kì (s)
\omega là tần số góc (rad/s)

2.5 Tần số

Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong một giây

Công thức tính tần số:

Công thức
f=\frac {1}{T}
Trong đó:
f là tần số (Hz)
T là chu kì (s)

2.6 Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc

Ta có công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc như sau:

Công thức
v=r.\omega
Trong đó:
v là tốc độ dài (m/s)
r là bán kính (m)
\omega là tốc độ góc (rad/s)

3. Gia tốc hướng tâm

Chuyển động tròn đều là chuyển động có gia tốc và gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.

Công thức tính gia tốc hướng tâm:

Công thức
a_{ht}=\frac {v^2}{r}=r. \omega ^2
Trong đó:
là gia tốc hướng tâm (m/s^2)
v là tốc độ dài (m/s)
\omega là tốc độ góc (rad/s)
r là bán kính (m)

=> Xem thêm Lý thuyết và bài tập sự rơi tự do – Bài 4 Vật lý 10

II. Bài tập SGK chuyển động tròn đều

Bài 1 trang 34

Chuyển động tròn đều là gì?
    Hướng dẫn giải:
    Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

    Bài 2 trang 34

    Nêu những đặc điểm của vecto vận tốc của chuyển động tròn đều.
      Hướng dẫn giải:
      Đặc điểm của vecto vận tốc là:
      Phương của vecto tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
      Độ lớn (tốc độ dài):
      v=\frac {\Delta s}{\Delta t}

      Bài 3 trang 34

      Tốc độ góc là gì? Tốc độ góc được xác đinh như thế nào?
        Hướng dẫn giải:
        Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi:
        \omega =\frac { \Delta \alpha }{ \Delta t}

        Bài 4 trang 34

        Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều.
          v=r.\omega

          Bài 5 trang 34

          Chu kì của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc
            Hướng dẫn giải:
            Chu kì của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng
            chu kì kí hiệu là T, đơn vị: giây.
            Công thức liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc là: T=\frac {2 \Pi }{ \omega }

            Bài 6 trang 34

            Tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tần số.
              Hướng dẫn giải:
              Tần số của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. Tần số kí hiệu là f, đơn vị: Héc (Hz); vòng/giây.
              Công thức liên hệ giữa chu kì và tần số là: f=\frac {1}{T}

              Bài 7 trang 34

              Nêu những đặc điểm và viết công thức tính gia tốc trong chuyển động tròn đều
                Hướng dẫn giải:
                Đặc điểm của gia tốc trong chuyển động tròn đều ( mang tính chất của gia tốc hướng tâm): Luôn hướng vào tâm quỹ đạo.
                Công thức: a_{ht}=\frac {v^2}{r}=r. \omega ^2

                Bài 8 trang 34

                Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?

                Bài 9 trang 34

                Câu nào đúng?

                Bài 10 trang 34

                Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có đặc điểm sau:

                Như vậy, bài viết về Lý thuyết và bài tập chuyển động tròn đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 5 Vật lý 10 của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hi vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết

                Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Chuyển động tròn đều
                Back to top button
                Close