Lý thuyết và bài tập phương trình trạng thái khí lý tưởng đầy đủ chi tiết nhất
Phương trình trạng thái khí lý tưởng là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Vật lý THPT nói chung và Vật lý 10 nói riêng, nội dung này cũng thường xuất hiện trong các đề thi THPT các năm. Biết được điều đó, hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết và bài tập phương trình trạng thái khí lý tưởng đầy đủ chi tiết nhất để bạn đọc có thể nắm vững kiến thức này nhé! Khám phá ngay thôi!
I. Lý thuyết phương trình trạng thái khí lý tưởng
1. Khí thực và khí lí tưởng
- Khí lí tưởng tuân theo đúng các định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt và Sác-lơ, còn khí thực chỉ tuân theo gần đúng các định luật này.
- Khi không yêu cầu độ chính xác cao, ta có thể áp dụng các định luật về chất khí lí tưởng để tính áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí thực.
- Sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không lớn ở nhiệt độ và áp suất thông thường
2. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
Xét một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 (p_1, V_1, T_1) sang trạng thái 2 (p_2, V_2, T_2) qua trạng thái trung gian 1’ (p ’, V_2, T_1)
Từ trạng thái 1 ⇒ trạng thái 1’: Quá trình đẳng nhiệt
Ta có: p_1V_1=p 'V_2 \Longrightarrow p '=\frac{p_1V_1}{V_2} (1)
Từ trạng thái 1’ ⇒ trạng thái 2: Quá trình đẳng tích
Ta có: \frac{p '}{T_1}=\frac{p_2 '}{T_2} (2)
Từ (1) và (2) ta được: \frac{p_1V_1}{V_2T_1}=\frac{p_2}{T_2}
\Longrightarrow \frac{p_1V_1}{T_1}=\frac{p_2V_2}{T_2} \Longrightarrow \frac{pV}{T} = hẳng số (3)
(3) được gọi là phương trình trạng thái khí lí tưởng
3. Quá trình đẳng áp
3.1 Quá trình đẳng áp
Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
3.2 Liên hệ giữa thể tích và nhiệt độ tuyệt đối trong quá trình đẳng áp
Từ phương trình trạng thái: \frac{p_1V_1}{T_1}=\frac{p_2V_2}{T_2} nếu p_1=p_2 nghĩa là áp suất không đổi, ta có:
\frac{V_1}{T_1}=\frac{V_2}{T_2} \rightarrow \frac{V}{T} = hằng số
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
3.3 Đường đẳng áp
Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp
Dạng đường đẳng áp:
Đường đẳng áp là đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ trong hệ tọa độ (V,T)
4. Độ không tuyệt đối
Nếu giảm nhiệt độ tới 0K thì p = 0 và V = 0. Hơn nữa ở nhiệt độ dưới 0K, áp suất và thể tích sẽ có giá trị âm. Đó là điều không thể thực hiện được.
Do đó, Ken-vin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0K gọi là độ không tuyệt đối. Các nhiệt độ trong nhiệt giai của Ken-vin đều có giá trị dương và mỗi độ chia trong nhiệt giai này cũng bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Xen-xi-út (Celsius).
Chính xác thì độ không tuyệt đối thấp hơn −273oC một chút (vào khoảng −273,15oC). Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm hiện nay là 10^{-9}K.
=> Xem thêm Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ đầy đủ chi tiết nhất
II. Bài tập SGK phương trình trạng thái khí lý tưởng
Bài 1 trang 165
Khí lí tưởng là chất khí mà các phân tử khí được coi là các chất điểm và các phân tử chỉ tương tác nhau khi va chạm.
Bài 2 trang 165
Bài 3 trang 165
Hệ thức của sự nở đẳng áp của chất khí: \frac{V_1}{T_1}=\frac{V_2}{T_2} hay \frac{V}{T} = hằng số
Bài 4 trang 165
1. Quá trình đẳng nhiệt
2. Quá trình đẳng tích
3. Quá trình đẳng áp
4. Quá trình bất kì
a. \frac{p_1}{T_1}=\frac{p_2}{T_2}
b. \frac{V_1}{T_1}=\frac{V_2}{T_2}
c. p_1V_1=p_2V_2
d. \frac{p_1V_1}{T_1}=\frac{p_2V_2}{T_2}
1 – c
2 – a
3 – b
4 – d
Bài 5 trang 166
Bài 6 trang 166
Bài 8 trang 166
Bài 8 trang 166
Như vậy, bài viết về Lý thuyết và bài tập phương trình trạng thái khí lý tưởng đầy đủ chi tiết nhất của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển nhé. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt.
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Chất khí
- Lý thuyết kèm bài tập cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết kèm bài tập quá trình đẳng tích và định luật Sác-lơ đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết độ ẩm không khí – Bài tập minh hoạ