Vật lí 10

Lý thuyết và bài tập tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc chi tiết nhất

Tính tương đối của chuyển động và công thức cộng vận tốc là 2 nội dung rất quan trọng trong chương trình Vật lý THPT nói chung và Vật lý 10 nói riêng. Hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết và bài tập tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc chi tiết nhất để bạn đọc có thể nắm vững kiến thức này nhé! Khám phá ngay thôi!

Lý thuyết và bài tập tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc chi tiết nhất
Lý thuyết và bài tập tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc chi tiết nhất

I. Lý thuyết tính tương đối của chuyển động và công thức cộng vận tốc

1. Tính tương đối của chuyển động

1.1 Tính tương đối của quỹ đạo

  • Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau.
  • Quỹ đạo có tính tương đối.

Ví dụ: Trời không có gió, người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.

1.2 Tính tương đối của vận tốc

  • Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau.
  • Vận tốc có tính tương đối.

Ví dụ: Một hành khách ngồi yên trong một toa tàu chuyển động với vận tốc 40 km/h. Đối với toa tàu thì vận tốc của người đó bằng 0. Đối với người đứng dưới đường thì hành khách trên tàu đang chuyển động với vận tốc 40 km/h.

2. Công thức cộng vận tốc

2.1 Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động

  • Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.
  • Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động gọi là hệ qui chiếu chuyển động.

2.2 Công thức cộng vận tốc

Công thức cộng vận tốc như sau:

Công thức
\overrightarrow{v_{13}}= \overrightarrow{v_{12}}+ \overrightarrow{v_{23}}
Trong đó:
\overrightarrow{v_{13}} là vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên)
\overrightarrow{v_{12}} là vận tốc tương đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động)
\overrightarrow{v_{23}} là vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên)

Từ công thức phía trên, ta có 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp \overrightarrow{v_{12}} cùng phương, cùng chiều \overrightarrow{v_{23}}:
    1. Về độ lớn: v_{13}=v_{12}+v_{23}
    2. Về hướng: \overrightarrow{v_{13}} cùng hướng với \overrightarrow{v_{12}}\overrightarrow{v_{23}}
  • Trường hợp \overrightarrow{v_{12}} cùng phương, ngược chiều \overrightarrow{v_{23}}:
    1. Về độ lớn: |v_{13}=v_{12} - v_{23}|
    2. Về hướng:
      • \overrightarrow{v_{13}} cùng hướng với  \overrightarrow{v_{12}} khi v_{12} > v_{23}
      • \overrightarrow{v_{13}} cùng hướng với  \overrightarrow{v_{23}} khi v_{23} > v_{12}

=> Xem thêm Lý thuyết và bài tập chuyển động tròn đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 5 Vật lý 10

II. Bài tập SGK tính tương đối của chuyển động và công thức cộng vận tốc

Bài 1 trang 37

Nêu một ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo của chuyển động.
    Hướng dẫn giải:
    Trời không có gió, người đứng yên bên đường thấy giọt mưa rơi theo quĩ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên.

    Bài 2 trang 37

    Nêu một ví dụ về tính tương đối của vận tốc của chuyển động.
      Hướng dẫn giải:
      Ví dụ:
      Một người ngồi yên trên một cano. Cano đang chuyển động đối với bờ sông, nên người chuyển động đối với bờ sông.
      Một người đứng yên trên mặt đất, nhưng đối với Mặt Trời thì người ấy đang chuyển động…

      Bài 3 trang 37

      Trình bày công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều ( cùng phương và ngược chiều).
        Hướng dẫn giải:
        Công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương, cùng chiều là:
        Độ lớn: v_{13}=v_{12}+v_{23}
        Công thức cộng vận tốc trong trường hợp các chuyển động cùng phương ngược chiều là:
        Độ lớn: |v_{13}=v_{12} – v_{23}|

        Bài 4 trang 37

        Chọn câu khẳng định đúng. Đứng ở Trái Đất, ta sẽ thấy

        Như vậy, bài viết về Lý thuyết và bài tập tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc chi tiết nhất của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết

        Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Tốc độ và vận tốc
        Back to top button
        Close