Hoá Học 12

Lý thuyết và bài tập về Axit glutamic chi tiết dễ hiểu nhất

Bài viết lần này, HocThatGioi sẽ trình bày cho các bạn về Axit Glutamic là gì ,công thức, tính chất và ứng dụng của nó là như thế nào. Và sẽ tổng hợp cho các bạn một số câu hỏi lý thuyết liên quan đến Axit Glutamic. Hãy theo dõi bài viết dưới sẽ được rõ hơn nhé.

1. Lý thuyết về Axit Glutamic

Tìm hiểu về Axit Glutamic, công thức cấu tạo, tên gọi nó ra sao , tính chất và ứng dụng nó như thế nào ? Tất cả sẽ được giải đáp bên dưới.

1.1 Axit Glutamic là gì ?

Axit Glutamic là một amino axit đặc biệt trong 5 loại amino thường gặp, vì nó được cấu tạo từ hai gốc khác nhau là amino (NH_{2}) và gốc axit (COOH) , nó đặc biệt hơn so với các amino khác đó là gốc axit trong phân tử của nó nhiều hơn gốc amino NH_{2} Cụ thể là trong một phân tử Axit Glutamic có hai gốc COOH và một gốc NH_{2}

1.2 Công thức Axit Glutamic

Dưới đây là công thức cấu tạo , phân tử khối, cũng như tên gọi của Axit Glutamic:

Công thức: HOOC-CH(NH_{2})-(CH_{2})_{2}-COOH

Phân tử khối: M= 147

1.3 Tên gọi của Axit Glutamic

Có 3 cách gọi tên đó là theo thay thế, bán hệ thống và tên thường gọi.

  • Tên thay thế: Axit 2-aminopentan-1,5-đioic
  • Tên bán hệ thống: axit \alpha-aminoglutaric
  • Tên thường gọi: Axit Glutamic
  • Kí hiệu: Glu

1.4 Tính chất của Axit Glutamic

Do có cấu tạo hầu như giống với cấu tạo của các phân tử amino axit khác nên về tính chất là như nhau. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về tính chất của các amino thì hãy xem bài viết trước của HocThatGioi ở bài Lý thuyết amino axit chi tiết dễ hiểu . Do đó , bài viết này sẽ trình bày về một tính chất nổi bật của Axit Glutamic đó là tính chất axit

Axit glutamic mang bản chất là lưỡng tính nhưng vì có gốc axit trong phân thử nhiều hơn so với gốc amino nên Axit Glutamic còn thể hiện là môi trường axit. Vì thế, nó sẽ làm cho dung dịch quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ, và phản ứng này có thể giúp để phân biệt được Axit Glutamic với các amino khác.

1.5 Ứng dụng của Axit Glutamic

Một vài ứng dụng của Axit Glutamic:

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật, nhất là ở các cơ quan não bộ, gan và cơ.
  • Tham gia phản ứng thải loại amoniac, một chất độc với hệ thần kinh.
  • Trong y học, Axit Glutamic còn được dùng như thuốc chữa bệnh yếu cơ và choáng
  • Một ứng dụng là muối của axit glutamic (mononatri )làm bột ngọt

2. Bài tập trắc nghiệm lý thuyết về Axit Glutamic

Dưới đây là 10 câu hỏi trắc nghiệm để các bạn tham khảo và làm thử để kiểm tra lại kiến thức mà các bạn đã đọc ở trên, cũng như giúp các bạn ôn lại những kiến thức nền tảng nữa nhé .

Câu 1: Hợp chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ ?
Câu 2: Trong phân tử Axit Glutamic có bao nhiêu nhóm axit (COOH) ?
Câu 3: Khối lượng phân tử của Axit Glutamic là bao nhiêu ?
Câu 4: Công thức nào sau đây là đúng với Axit Glutamic ?
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về Axit Glutamic ?
Câu 6: Một amino axit có công thức phân tử HOOC-CH(NH_{2})-(CH_{2})_{2}-COOH . Tên gọi thay thế của X là gì ?
Câu 7: Axit glutamic có bao nhiêu nguyên tử hiđro ?
Câu 8: Axit glutamic không tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng về axit glutamic ?
Câu 10: Hợp chất nào sau đây thuộc loại aminoaxit ?

Như vậy, bài viết Tìm hiểu lý thuyết về Axit Glutamic của HocThatGioi đến đây đã hết. Hi vọng qua bài viết lần này sẽ đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích để học thật tốt hơn nhé. Nếu thấy hay thì like và share để ủng hộ HocThatGioi với nhé. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi bài viết.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Amino axit
Back to top button
Close