Hoá Học 12

Lý thuyết chất béo và phương pháp giải 3 dạng toán chất béo hay gặp

Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi xin được trình bày đến với các bạn về Lý thuyết chất béo và phương pháp giải toán chất béo hay gặp. Hãy cùng HocThatGioi để theo dõi hết vài viết dưới đây để nắm rõ và hiểu hơn về Chất béo nhé!

1. Lý thuyết cần nhớ

Khái niệm của chất béo:

Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay trixylglixerol.

Các chất béo thường gặp

  • Chất béo no:
    (C_{15}H_{31}COO)_{3}C_{3}H_{5}: Tripanmitin (M= 806 )
    (C_{17}H_{35}COO)_{3}C_{3}H_{5}:Tristearin (M= 890)
  • Chất béo không no:
    (C_{17}H_{33}COO)_{3}C_{3}H_{5}: Triolein (M= 884)
    (C_{17}H_{31}COO)_{3}C_{3}H_{5}: Trilinolein (M = 878)

Một số điểm lý thuyết hay gặp trong đề thi

  • Mỡ bò, lợn, gà, dầu lạc, dầu vừng, dầu cọ có thành phần chính là chất béo.
  • Ở nhiệt độ thường, chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
  • Mỡ động vật, dầu thực vật đều không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, hexan, clorofom.
  • Khi cho vào nước, dầu hoặc mỡ đều nổi, chứng tỏ chúng nhẹ hơn nước.
  • Dầu mỡ để lâu thường có mùi khó chịu(hôi, khét) mà ta gọi là hiện tượng bị ôi thiêu.
  • Sau khi đã được dùng để rán, dầu mỡ cũng bị oxi hóa một phần thành andehit, nên nếu dùng lại dầu mỡ này thì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

2. 3 dạng toán chất béo hay gặp

Sau đây là một số dạng toán chất béo hay gặp.

2.1 Phản ứng đốt cháy của chất béo

PTHH: (RCOO)_{3}C_{3}H_{5} + O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow} CO_{2} + H_{2}O

Với dạng toán này các bạn cần nắm rõ những phương pháp sau đây:

  • Phương pháp bảo toàn O: n_{chất béo}*6 + n_{Oxi}*2 = n_{CO_{2}}*2 + n_{H_{2}O}
  • Phương pháp toàn khối lượng: m_{chất béo}+ m_{Oxi} = m_{CO_{2}}+ m_{H_{2}O}
  • Khi làm dạng này các bạn nên quy chất béo về công thức có dạng C_{x}H_{y}O_{6} để dễ dàng bảo toàn nguyên tố hơn.

2.2 Phản ứng thủy phân (Xà phòng hóa chất béo)

PTHH: (RCOO)_{3}C_{3}H_{5} + 3 NaOH \overset{t^{0}}{\rightarrow} RCOONa + C_{3}H_{5}(OH)_{3}

Đối với phản ứng thủy phân thì các bạn cần nhớ những lưu ý sau:

  • n_{NaOH}= 3 n_{Chất béo}= 3_{Glixerol}
  • Bảo toàn khối lượng: m_{chất béo} + m_{NaOH}= m_{muối}+ m_{glixerol}

2.3 Phản ứng với Brom hoặc H_{2} (Ni, t^{0}).

Bài toán này chỉ đối với những chất béo không no như triolein và trilinolein.

PTHH: Chất béo lỏng \overset{t^{0}}{\rightarrow} Chất béo rắn

Các bạn cần nắm rõ công thức dưới đây:

n_{CO_{2}}- n_{H_{2}O} = (k-1)a .

\Leftrightarrow n_{CO_{2}}- n_{H_{2}O}= (2+ k')a.

\Leftrightarrow n_{CO_{2}}- n_{H_{2}O}= 2a + n_{Brom}

Trong đó:

  • a là số mol của chất béo.
  • k= \pi_{C=C} + \pi_{COO}= k' + 3
  • k'a= n_{Brom}

3. Bài tập áp dụng

Dưới đây là một số bài tập để áp dụng:

Câu 1(MH 2017): Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 4,38 mol oxi, thu được 3,42 mol CO_{2} và 3,18 mol H_{2}O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị b là bao nhiêu ?

Câu 2(CT 2018): Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được glixerol , natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ 3,22 mol O_{2} thu được nước và 2,28 mol CO_{2}. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br_{2} trong dung dịch. Giá trị a là ?

Câu 3(2019): Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm 3 triglixerit vừa đủ 4,77 mol oxi, thu được 3,14 mol nước. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn 78,9 gam X(Ni, t^{0}) thu được Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Tìm giá trị m?

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m triglixerit X cần dùng vừa đủ 3,08 mol oxi, thu được CO_{2} và 2 mol H_{2}O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br_{2} trong dung dịch. Giá trị của a là ?

Bài viết về chất béo của HocThatGioi đến đây là hết. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn bổ sung được những kiến thức hữu ích, giúp các bạn học tốt hơn. Cuối cùng chúc các bạn học thật tốt và đừng quên share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển nhé!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Este
Back to top button
Close