Lý thuyết về Crom và hợp chất của crom hay chi tiết nhất
Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi xin được trình bày đến với các bạn về Lý thuyết về Crom và hợp chất của crom chi tiết đến với các bạn theo dõi và học hiệu quả. Bài viết dưới đây xin được trình bày chi tiết về Vị trí- cấu tạo, các tính chất nỗi bật của Crom và hợp chất của crom. Hãy cùng HocThatGioi theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!
1. Lý thuyết trọng tâm về crom
Sau đây sẽ trình bày chi tiết đến với các bạn về Vị trí- cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của Crom để các bạn cùng tham khảo nhé!
1.1 Vị trí- Cấu hình electron
Vị trí: Crom là kim loại thuộc ô 24, nhóm VI B, và thuộc chu kì thứ 4
Cấu hình electron của Crom: là Cr có số hiệu nguyên tử là 24 (Z= 24) nên có cấu hình electron là: [Ar]3d^{5}4^{1}. Nguyên tử Cr có cấu hình bất thường do 1 electron ở phân lớp 4s chuyển sang 3d để có cấu hình bán bão hòa bền hơn.
1.2 Tính chất vật lý
Crom có những đặc điểm về tính chất vật lý nỗi bậc sau đây:
- Là kim loại có màu trắng bạc.
- Nhiệt độ nóng chảy cao (t=1890^{0}C).
- Kim loại nặng (D = 7,2 g/cm^{3}).
- Là kim loại cứng nhất và có thể rạch được thủy tinh.
1.3 Tính chất hóa học
Sau đây là một số tính chất hóa học của Crom mà các bạn cần nắm rõ.
1.3.1 Tính khử của Crom
Crom có tính khử mạnh hơn Fe nhưng lại yếu hơn so với Zn (Zn > Cr > Fe)
1.3.2 Tác dụng với phi kim
Crom có thể tác dụng với phi kim ở cả 2 nhiệt độ khác nhau là ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao nhưng ở nhiệt độ thường thì crom chỉ tác dụng được với phi kim Flo còn ở nhiệt độ cao thì crom tác dụng được tốt hơn.
Một vài phương trình minh họa:
- Crom tác dụng với Oxi: 4Cr + 3O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow} 2Cr_{2}O_{3}
- Crom tác dụng clo: Cr + 3Cl_{2} \overset{t^{0}}{\rightarrow} 2CrCl_{3}
- Crom tác dụng với lưu huỳnh: 2Cr + 3S \overset{t^{0}}{\rightarrow} Cr_{2}S_{3}
1.3.3 Tác dụng với nước
Crom bền trong nước và không khí do có màng oxit rất mỏng, bền bảo vệ , cho nên crom không tác dụng được với nước.
1.3.4 Tác dụng với với axit
Crom có thể tác dụng với nhiều loại axit từ loãng, đặc nóng cho đến các axit đặc nguội
- Crom với axit HCl, H_{2}SO_{4} loãng , nóng \rightarrow Cr^{2+} + H_{2}
Cr + 2H^{+} \overset{t^{0}}{\rightarrow} Cr^{2+} + H_{2}
Điều kiện phản ứng: Không có không khí - Crom với axit HNO_{3}, H_{2}SO_{4} đặc nóng \rightarrow Muối Cr^{3+} + SPK +H_{2}O
Cr + 4HNO_{3}loãng \rightarrow Cr(NO_{3})_{3} + NO + 2H_{2}O - Crom với axit HNO_{3} đặc nguội, H_{2}SO_{4} đặc nguội: Crom bị thụ động giống Fe và Al
1.4 Ứng dụng – Sản xuất của Crom
Với các tính chất như vậy thì Crom có ứng dụng được dùng để sản xuất thép không gỉ và mạ. Để sản xuất Crom, người ta tách Cr_{2}O_{3} từ quặng cromit và được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm.
2. Hợp chất của Crom
Trong hợp chất, Cr có các số oxi hóa từ +1 đến +6 nhưng thường gặp là +2, +3, +6.
2.1 Hợp chất Crom (II)
Có hai chất thuộc hợp chất Crom (II) đó là CrO và Cr(OH)_{2}
- Đối với CrO: là oxit bazơ và có tính khử.
4CrO + O_{2} \overset{t^{0}}{\rightarrow} 2 Cr_{2}O_{3} - Đối với Cr(OH)_{2}: là bazơ và có tính khử.
Cr(OH)_{2} + 2HCl \rightarrow CrCl_{2} + H_{2}O - Đối với muối Cr(II): có tính khử.
2CrCl_{2} + Cl_{2}\rightarrow 2CrCl_{3}
2.2 Hợp chất Crom (III)
Có hai chất thuộc hợp chất Crom (III) đó là Cr_{2}O_{3} và Cr(OH)_{3}
- Đối với Cr_{2}O_{3}: Là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc và dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
- Đối với Cr(OH)_{3} Là hiđroxit lưỡng tính.
Cr(OH)_{3} + 3HCl \rightarrow CrCl_{3} + 3H_{2}O - Đối với muối Cr(III) thì có tính oxi hóa và tính khử.
2.3 Hợp chất Crom (VI)
Có 1 chất thuộc hợp chất Crom (VI) là CrO_{3}.
Đối với CrO_{3}: là oxit axit
- CrO_{3} + H_{2}O \rightarrow H_{2}CrO_{4} (axit cromic).
- 2CrO_{3} + H_{2}O \rightarrow H_{2}Cr_{2}O_{7} (axit đicromic).
Có tính oxi hóa mạnh: có một số chất như khi S, P, C.. bốc cháy khi tiếp xúc với CrO_{3}.
Đối với muối Crom (VI): có tính oxi hóa mạnh, đặc biệt trong môi trường axit Cr(VI) chuyển thành Cr(III)
CrO | Cr_{2}O_{3} | CrO_{3} | Cr(OH)_{2} | Cr(OH)_{3} | CrO_{4}^{2-} | Cr_{2}O_{7}^{2-} |
---|---|---|---|---|---|---|
Màu đen | Màu lục thẫm | Màu đỏ thẫm | Màu vàng | Màu lục xám | Màu vàng | Màu da cam |
Như vậy, bài viết về Lý thuyết Crom và hợp chất của Crom đến đây đã hết. Qua bài viết hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Crom và hợp chất Crom để học hiểu quả. Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết.