Lý thuyết về Điện tích – Định luật Cu lông mới nhất
Bài viết hôm nay, HocThatGioi xin được trình bày đến với các bạn về Lý thuyết liên quan đến Điện tích và Định luật Cu lông để các bạn tham khảo. Hãy cùng HocThatGioi theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!
1. Lý thuyết điện tích và định luật Cu- Lông
Qua phần sau đây, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về điện tích , vật nhiễm điện như thế nào ? Cùng với đó sẽ giới thiệu cho các bạn về công thức trong định luật Cu- Lông mà các bạn cần nắm rõ.
1.1 Điện tích là gì ?
Điện tích là một loại hạt gồm hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Thường được kí hiệu bằng chữ q
Đơn vị của điện tích là Cu- Lông (Kí hiệu là C)
Tính chất điện tích:
- Khi hai điện tích cùng dấu (cùng dương hoặc cùng âm) thì chúng sẽ đẩy nhau.
- Khi hai điện tích trái dấu (một dương một âm) thì chúng sẽ hút nhau.
Vật bị nhiễm điện gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
1.2 Định luật Cu- lông
Biểu thức trong định luật Cu- lông:
F=k\frac{\left | q_1.q_2 \right |}{\varepsilon r^2}
F: là lực tương tác giữa hai điện tích (Đơn vị là Niuton N)
q_1 , q_2: điện tích (Đơn vị là Cu- lông C)
r: khoảng cách giữa hai điện tích (Đơn vị là mét m)
\varepsilon: hằng số điện môi
k=9.10^9 \frac{N m^2}{C^2}
Hằng số điện môi (\varepsilon) là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
F’=\frac{F}{\varepsilon }
F': lực tương tác khi trong môi trường không phải là chân không
F: lực tương tác trong môi trường chân không
\varepsilon: hằng số điện môi trong các môi trường
Lực tương tác giữa hai điện tích sẽ tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Hằng số điện môi trong môi trường chân không bằng một.
2. Một số câu hỏi thường gặp về điện tích và định luật Cu lông
Dưới đây, sẽ là một vài câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong các đề thi nên các bạn cần chú ý và tham khảo cách giải của HocThatGioi ở ngay bên dưới nhé!
Theo đề bài ta có:
q_1=2.10^{-8} C
q_2= -10^{-8} C
r= 20 cm =0,2 m
Hai điện tích này trái dấu nên chúng sẽ hút nhau.
Áp dụng định luật Cu – lông :
F=k\frac{\left | q_1.q_2 \right |}{\varepsilon r^2}=9.10^9.\frac{\left | 2.10^{-8} .(-10^{-8})\right |}{1.0,2^2}= 4,5 .10^{-5} N
Theo đề ta có:
r= 10 cm= 0,1 m
F= 9.10^{-3} N
Áp dụng định luật Culong:
F=k.\frac{\left | q.q \right |}{\varepsilon r^2}\rightarrow q^2=\frac{F.r^2}{k}=\frac{9.10^{-3}.0,1^2}{9.10^9}=10 ^{-4}\Rightarrow \left | q \right |=10^{-7} C
Theo biểu thức định luật Culong ta có lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Nên ta có:
\frac{F_1}{F_2}=\left ( \frac{r_2}{r_1} \right )^2
\Leftrightarrow \frac{2.10^{-6} }{5.10^{-7}}=\left ( \frac{d + 0,1}{d} \right )^2
\Leftrightarrow 2=\frac{d+0,1}{d}
\Rightarrow d=0,1 m
Như vậy, bài viết về Điện tích và định luật Cu lông của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích đến với các bạn. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học thật tốt !