Vật lí 11

Lý thuyết về mắt, kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn đầy đủ nhất

Bài viết hôm nay, HocThatGioi sẽ trình bày cho các bạn về các kiến thức liên quan đến Mắt và các dụng cụ quang học một cách đầy đủ , dễ hiểu nhất. Hãy theo dõi hết bài viết bên dưới để học hiệu quả hơn nhé!

1. Lý thuyết liên quan về Mắt

Dưới đây, sẽ trình bày cho các bạn về cấu tạo của mắt như thế nào? Năng suất phân li là gì ? Các tật của mắt và cách khắc phúc các tật ra sao ?

1.1 Cấu tạo mắt từ trong ra ngoài có những bộ phận sau đây

Hình ảnh minh họa cấu tạo về đầy đủ
Cấu tạo về mắt

Cấu tạo của mắt:

Giác mạc \rightarrow Thủy dịch \rightarrow Lòng đen \rightarrow Thể thủy tinh \rightarrow Dịch thủy tinh \rightarrow Màng lưới

Điều tiết của mắt:

  • Là sự thay đổi tiêu cự của mắt để tạo ảnh của vật luôn hiện ra tại màng lưới.
  • Không điều tiết: f_{max}
  • Điều tiết tối đa: f_{min}
  • Điểm cực viễn là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rõ khi không điều tiết
  • Điểm cực cận là điểm trên trục của mắt mà mắt nhìn rõ khi điều tiết tối đa

Năng suất phân li:

  • Là góc trông nhỏ nhất \varepsilon mà mắt còn phân biệt được hai điểm
  • Giá trị trung bình của \varepsilon\approx 3.10^{-4}

1.2 Các loại tật của mắt, đặc điểm và cách khắc phục

a) Mắt cận thị

Đặc điểm:

  • Nhìn vật tại điểm cực viễn không điều tiết
  • Khoảng cách OC_V có giới hạn
  • Điểm cực cận gần hơn mắt thường, f_{max} < OV

Cách khắc phục:

  • Đeo thấu kính phân kì
  • Tiêu cự kính có giá trị: f_{kính}=-OC_{V} (đeo kính sát mắt)

b) Mắt viễn thị

Đặc điểm:

  • Nhìn xa vô cực vẫn phải điều tiết.
  • Điểm cực cận xa hơn mắt bình thường, f_{max} > OV.

Cách khắc phục:

  • Đeo thấu kính hội tụ thích hợp.
  • Tiêu cự có giá trị sao cho mắt đeo kính gần như mắt không tật.

c) Mắt lão thị

Đặc điểm:

  • Nhìn xa vô cực không phải điều tiết
  • Điểm cực cận xa hơn mắt thường.
  • Điểm cực cực C_C ở xa mắt.

Cách khắc phục:

  • Đeo kính hội tụ thích hợp.
  • Tác dụng của kính như với mắt viễn

2. Lý thuyết về Kính lúp

Kính lúp là gì ? Số bội giác của dụng cụ quang ? Và số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực là gì ?

Hình ảnh minh họa về kính lúp
Cấu tạo của kính lúp

Kiến thức liên quan về kính lúp:

  • Là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để nhìn các vật nhỏ, kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (dưới 10 cm) dùng để tạo ảnh ảo lớn hơn vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
  • Số bộ giác của dụng cụ quang:
Số bội giác của dụng cụ quang
G=\frac{\alpha }{\alpha _0}=\frac{tan\alpha }{tan\alpha _0}
  • Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực:
Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực
G_\infty =\frac{OC_C}{f}=\frac{D}{f}

3. Lý thuyết về kính hiển vi

Kính hiển vị gồm những bộ phần gì ? Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực như thế nào ?

Hình ảnh minh họa về kính hiển vi
Cấu tạo của kính hiển vi


  • Kính hiển vi gồm hai bộ phận chính:
    Vật kính: thấu kính hội tụ có tiêu cự rất nhỏ (cỡ mm)
    Thị kính: kính lúp
  • Điều chỉnh kính hiển vi để đưa ảnh sau cùng vật hiện ra trong khoảng nhìn rõ C_vC_c của mắt.
  • Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:
Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực:
G=\left | k_1 \right |G_2=\frac{\delta D}{f_1f_2}

4. Lý thuyết về kính thiên văn

Các bộ phận của kính thiên văn ? Độ bội giác là gì ?

  • Kính thiên văn: là dụng cụ để quan sát cá thiên thể.
  • Gồm hai bộ phân chính:
    Vật kính: thấu kính hội tụ có tiêu cự f_1[ (cỡ cm)
    Thị kính: kính lúp có tiêu cự nhỏ f_2(cỡ cm)
  • Phải điều chỉnh khoảng cách giữa hai thấu kính để ảnh sau cùng hiện ra trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • Độ bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vộ cực:
Độ bội giác ngắm chừng ở vô cực
G_\infty =\frac{f_1}{f_2}

Như vậy, bài viết Lý thuyết về Mắt – dụng cụ quang học của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hi vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 11 – Vật Lý – Kính hiển vi
Back to top button
Close