Vật lí 11

Tóm tắt đầy đủ lý thuyết điện năng tiêu thụ và định luật ôm của toàn mạch mới nhất

Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt Lý thuyết về Điện năng tiêu thụĐịnh luật ôm với toàn mạch để cho các tham khảo và học hiệu quả nhất. Hãy cùng HocThatGioi tham khảo hết bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn nhé!

1. Lý thuyết điện năng tiêu thụ

Trong phần này, các bạn sẽ được biết tất tần tật về khái niệm , công thức tính của các đại lượng liên quan đến điện năng tiêu thụ như công suất tỏa nhiệt (P), nhiệt lượng tỏa ra (Q)…

1.1 Điện năng tiêu thụ

Khái niệm:

Điện năng tiêu thu là lượng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

Công thức:

Công thức tính công của lực điện
Công của lực điện:
A=Uq=UIt
Trong đó:
U: hiệu điện thế của mạch (V)
q: điện tích (C)
I : cường độ dòng điện (A)
t: thời gian dòng điện chạy trong mạch (s)

1.2 Công suất điện

Khái niệm:

Công suất điện của đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

Công thức:

Công thức tính công suất điện
Công suất điện:
P=\frac{A}{t}=UI
Trong đó:
P: công suất điện (W)

1.3 Nhiệt lượng tỏa ra

Khái niệm:

Nhiệt lượng tỏa ra ở một đoạn dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chay qua vật dẫn.

Công thức:

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra
Nhiệt lượng tỏa ra:
Q=I^{2}Rt
Trong đó:
Q: nhiệt lượng tỏa ra của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua (J)
R: điện trở của vật dẫn (\Omega)

1.4 Công suất tỏa nhiệt:

Khái niệm:

Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bởi nhiệt lượng tỏa ra của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

Công thức:

Công thức tính công suất tỏa nhiệt
Công suất tỏa nhiệt:
P=\frac{Q}{t}=I^2R
Trong đó:
P: công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua (W)

1.5 Công của nguồn điện:

Khái niệm:

Điện năng tiêu thụ của toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện.

Công thức:

Công thức tính công của nguồn điện
Công nguồn điện:
A_{ng}=E.q=EIt
Trong đó:
A_{ng}: công của nguồn điện (J)
E: suất điện động (V)

1.6 Công suất của nguồn điện

Khái niệm:

Công suất của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ biến thiên của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian.

Công thức:

Công thức tính công suất của nguồn điện
Công suất của nguồn điện:
P_{ng}=\frac{A_ng}{t}=EI
Trong đó:
P_{ng}: công suất của nguồn điện (W)

2. Lý thuyết định luật ôm với toàn mạch.

Sau đây sẽ trình bày về khái niệm và công thức của các đại lượng liên quan đến định luật với toàn mạch.

2.1 Suất điện động

Khái niệm:

Suất điện động của nguồn điện có giá bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

Công thức:

Công thức tính suất điện
Suất điện động:
E=IR_N + Ir=I(R_N+r)
Trong đó:
E: suất điện động (V)
I: cường độ dòng điện (A)
R_{N}: điện trở mạch ngoài (\Omega)
r: điện trở trong (\Omega)

2.2 Cường độ dòng điện

Khái niệm:

Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ với suất điện động và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của đoạn mạch đó.

Công thức:

Công thức tính cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện:
I=\frac{E}{R_N +r}
Trong đó:
I: cường độ dòng điện (A)

Như vậy, bài viết về Lý thuyết điện năng tiêu thụ và định luật ôm của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức bổ ích và giúp các bạn học tập tiến bộ hơn. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển hơn. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt !

Back to top button
Close