Tổng hợp các dạng bài tập amino axit có lời giải chi tiết
Ngoài những câu hỏi lý thuyết về amino axit, thì trong các đề các thi THPTQG còn xuất hiện một số câu hỏi thuộc các dạng bài tập amino axit được HocThatGioi tổng hợp và giải chi tiết cho các bạn dưới đây. Các dạng bài tập amino axit chủ yếu dựa vào tính chất hóa học của nó, cũng như các dạng bài tập amin đã được HocThatGioi tổng hợp ở bài viết trước về Lý thuyết amino axit. Để hiểu và học tốt thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Các dạng bài tập amino axit muốn giới thiệu cho các bạn đó là: amino axit tác dụng HCl, amino axit tác dụng với dung dịch NaOH và cuối cùng đó là phản ứng đốt cháy.
Dạng 1: Amino axit tác dụng với HCl và tác dụng với NaOH.
1. Lý thuyết cần nắm:
- Amino axit phản ứng HCl:
Amino axit + HCl \rightarrow Muối
Ví dụ: Alanin + HCl
CH_{3}CH-(NH_{2})COOH + HCl \rightarrow CH_{3}CH-(NH_{3}Cl)
Phương pháp làm bài: m_{muối}= m_{amino axit} + m_{HCl}
- Amino axit phản ứng với NaOH:
Amino axit + NaOH \rightarrow Muối + Nước
Ví dụ: Glyxin+ NaOH
NH_{2}CH_{2}COOH + NaOH \rightarrow NH_{2}CH_{2}COONa + H_{2}O
Phương pháp làm bài: m_{muối}= m_{amino axit}+ m_{NaOH}- m_{H_{2}O}
2. Bài tập áp dụng
Một vài câu hỏi có lời chi tiết cho các bạn tham khảo để hiểu hơn về dạng toán
Hướng dẫn giải
glyxin: a mol
alanin: b mol
Phản ứng: X +HCl —> Y + NaOH —> Muối + Nước
Ta có: n_{NaOH}= n_{HCl}+ n_{COOH}
n_{COOH}= 0,45- 0,2 =0,25 mol
Hỗn hợp X có khối lượng 20,15 nên có 1 phương trình: 75a + 89b= 20,15 (1)
Bảo toàn COOH: a + b= 0,25 (2)
Từ (1) và (2) a= 0,15 mol và b= 0,1 mol
m_{glyxin}= \frac{0,15*75}{20,15}*100= 55,83 %
Câu 2: Cho 12,55 gam muối CH_{3}CH(NH_{3}Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)_{2} 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị m là ?
Hướng dẫn giải:
n_{OH^{-}}= 0,15*2= 0,3 mol
OH^{-} + H^{+} —> H_{2}O
OH^{-}= 0,3 mol và H^{+}= 0,2 mol —> Nước = 0,2 mol
Bảo toàn khối lượng: 12,55 + 0,15*171= m_{rắn} + 0,2* 18
m_{rắn}= 34,6 gam
Dạng 2 : Phản ứng đốt cháy amino axit
1. Lý thuyết cần nắm
Công thức của Amino axit:
- Với amino axit có 1 nhóm NH_{2} và 1 nhóm COOH:
NH_{2}RCOOH hoặc C_{n}H_{2n+1}O_{2}N
- Với amino axit chưa xác định được số nhóm NH_{2} và nhóm COOH:
C_{x}H_{y}O_{z}N_{t}
Phương pháp làm bài :
- Bảo toàn nguyên tố C,H,N,O
Số lượng nguyên tố ban đầu và sau phản ứng phải bằng nhau.
Ví dụ: Ban đầu 3C thì số C sau phản ứng cũng phải là 3 - Bảo toàn khối lượng:
Theo chất: m_{Amino axit}= m_{C} + m_{H} + m_{O} + m_{N}
Theo phản ứng: m_{X} + m_{O} = m_{CO_{2}} + m_{H_{2}O}
Lưu ý:
- Nếu n_{H_{2}O} - n_{CO_{2}}= n_{Amino axit} \rightarrow Amino axit đó chứa 1 nhóm NH_{2} và 2 nhóm COOH
- Nếu n_{CO_{2}}= n_{H_{2}O}\rightarrow Amino axit đó có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH_{2}
2. Bài tập áp dụng
Dưới đây là một số bài tập về Phản ứng đốt cháy amino axit để các bạn luyện tập và tham khảo.
Hướng dẫn giải:
BTKL: m_{O_{2}}=10,4 gam \rightarrow n_{O_{2}}= 0,325 mol
BT O: x*2 + 0,325*2= 0,3*2 + 0,25 \rightarrow x= 0,1 mol
n_{C}= 0,3 mol
n_{N}= 2*0,05= 0,1mol
n_{H}=2* 0,25= 0,5 mol
n_{C}: n_{H}: n_{O}: n_{N}= 0,3: 0,5: 0,2: 0,1 = 3: 5: 2: 1
X có CTPT là C_{3}H_{5}O_{2}N
Câu 2: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO_{2} x mol H_{2}O và y mol N_{2}. Các giá trị x, y tương ứng là:
Hướng dẫn giải:
Aminoaxit là C_{m}H_(2m-1)O_{4}N, amin là C_{n}H_{2n+3}N
Phản ứng cháy: C_{m}H_(2m-1)O_{4}N \rightarrow mCO_{2} + H_{2}O + N_{2}
C_{n}H_{2n+3}N \rightarrow nCO_{2} + H_{2}O +N_{2}
Số mol CO2 là : n+m =6
Số mol H_{2}O = n + m+ 1 = 7.
Số mol N2 = 1.
Dạng 3: Từ các alpha amino tạo thành các peptit
Vậy Alpha amino axit là gì ? Cách tạo ra peptit ra sao ?
Alpha amino axit là một amino axit mà trong phân tử của nó có nhóm amino NH_{2} và nhóm COOH, mà trong đó nhóm amino NH_{2} được gắn vào nguyên tử C thứ hai kể từ gốc COOH.
Một vài ví dụ về Alpha amino axit: Glysin, Alanin , Valin , Lysin và Axit Glutamic
Cách tạo thành peptit: Để tạo thành peptit thì cần nhiều alpha amino axit liên kết với nhau tạo để tạo thành một peptit. Các alpha amino axit liên kết với nhau qua liên kết CO-NH giữa chúng.
Ví dụ 1: Từ 2 gốc gly và ala có thể tạo thành bao nhiều đipeptit
Hướng dẫn giải:
2 Đipeptit
- Glu-Ala
- Ala-Gly
Ví dụ 2: Từ 3 gốc Gly, Ala và Val có thể tạo thành bao nhiêu Đipeptit và bao nhiêu Tripeptit
Hướng dẫn giải:
6 Đipeptit
- Gly-Ala, Ala-Gly
- Gly-Val, Val-Gly
- Ala-Val, Val-Ala
6 Tripeptit
- Gly-Ala-Val, Gly-Val-Ala
- Ala-Gly-Val, Ala-Val-Gly
- Val-Gly-Ala, Val-Ala-Gly
Như vậy, bài viết về Các dạng bài tập amino axit đến đây đã hết. Qua bài viết này , hi vọng các bạn tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để cải thiện quá trình học tập của mình. Để theo dõi những kiến thức liên quan được HocThatGioi tổng hợp qua những bài viết dưới đây
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Amino axit
- Lý thuyết về amino axit hay đầy đủ nhất
- 10 bài tập về axit glutamic và lysin hay gặp có đáp án giải chi tiết
- Lý thuyết và bài tập về Axit glutamic chi tiết dễ hiểu nhất
- Lysin là gì -Công thức, tính chất, ứng dụng của Lysin là như thế nào
- Glysin, Alanin và Valin là gì – Công thức, tên gọi và tính chất như thế nào ?
- Lý thuyết amino axit chi tiết dễ hiểu