Trong bài này HocThatGioi sẽ hướng dẫn cho các bạn giải bài toán tìm kim loại có lời giải mới nhất. Trước khi vào bài này, nếu bạn vẫn chưa vững về lý thuyết về kim loại kiềm, kiềm thổ các bạn có thể xem qua ở 2 bài sau Lý thuyết kim loại kiềm và Lý thuyết kim loại kiềm thổ của HocThatGioi nhé.
Dạng bài tìm kim loại cũng là một dạng bài phổ biến trong phần kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ. Dưới đây là 10 bài toán tìm kim loại có lời giải chi tiết. Các bạn hãy luyện tập cùng HocThatGioi nhé!
Câu 1: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H_2O dư, thu được 1,344 lít khí H_2 (đktc). Kim loại m là
M+H_2O\rightarrow MOH+\frac{1}{2}H_2 n_{H_2}=\frac{1,344}{22,4}=0,06\, mol \rightarrow n_M=2.n_{H_2}=2.0,06=0,12\, mol\Rightarrow M_M=\frac{4,68}{0,12}=39 \Rightarrow Kim loại M là K
Câu 2: Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít khí H_2 (đktc). Kim loại đó là
n_{H_2}=\frac{0,28}{22,4}=0,0125\, mol R+2HCl\rightarrow RCl_2+H_2 \rightarrow n_R=n_{H_2}=0,0125\, mol\rightarrow M_R=\frac{0,5}{0,0125}=40 \Rightarrow Kim loại là Ca
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (M_x<M_y) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H_2 (đktc). Kim loại X là
2X+2HCl\rightarrow 2XCl+H_2 Y+2HCl\rightarrow YCl_2+H_2 n_{H_2}=\frac{1,12}{22,4}=0,05\, mol n_{hỗn hợp}>0,05\, mol\Rightarrow M_{hh}<\frac{1,1}{0,05}=22 vì\, M_x<M_y\Rightarrow M_x<22\Rightarrow X là Li
Câu 4: Để hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp kim loại R (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
R+2HCl\rightarrow RCl_2+H_2 RO+2HCl\rightarrow RCl_2+H_2O
Ta thấy rằng n_{hh}=\frac{1}{2}n_{HCl} n_{HCl}=0,4.1=0,4\, mol\rightarrow n_{hh}=0,2\, mol \rightarrow M_{hh}=\frac{6,4}{0,2}=32\rightarrow M_R<32<M_{RO}\rightarrow 16<M_R<32 \Rightarrow Kim loại là Mg
Câu 5: Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl dư, sinh ra 0,448 lít khí (đktc). Kim loại M là
M_2CO_3+2HCl\rightarrow 2MCl+H_2O+CO_2 MHCO_3+HCl\rightarrow MCl+H_2O+CO_2
Ta thấy rằng n_{hh}=n_{khí} n_{khí}=\frac{0,448}{22,4}=0,02\, mol\rightarrow n_{hh}=0,02\, mol \rightarrow M_{hh}=\frac{1,9}{0,02}=95\rightarrow M_{MHCO_3}<95<M_{M_2CO_3}\rightarrow 17,5<M_M<34 \Rightarrow Kim loại là Na
Câu 6: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thoát ra 0,672 lít khí H_2 (đktc). Hai kim loại đó là
Gọi công thức chung của hai kim loại là X X+2HCl\rightarrow XCl_2+H_2 n_{H_2}=\frac{0,672}{22,4}=0,03\, mol\rightarrow n_x=n_{H_2}=0,03\, mol\Rightarrow M_X=\frac{1,67}{0,03}=55,67
Mà hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA \Rightarrow hai kim loại đó là Ca,Sr
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO_3 dư, thu được 18,655 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là
Gọi công thức chung của hai muối clorua là RCl RCl+AgNO_3\rightarrow AgCl+RNO_3 n_{hh}=n_{AgCl}=\frac{18,655}{143,5}=0,13\, mol\rightarrow M_{RCl}=\frac{6,645}{0,13}\approx 51,12\Rightarrow M_R\approx 15,61
Vì 2 kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp \Rightarrow Na,Li
Câu 8: Hòa tan 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,224 lít khí H_2 (đktc). Kim loại M là
n_{M(OH)_x}=0,5.0,04=0,02\, mol; n_{H_2}=\frac{0,224}{22,4}=0,01\, mol
Trường hợp 1: M có hóa trị I n_{M}=2n_{H_2}=2.0,01=0,02\, mol \rightarrow n_{M_2O}=0\, mol
Loại trường hợp 1
Trường hợp 2: M có hóa trị là II n_{M}=n_{H_2}=0,01\, mol \rightarrow n_{M_2O}=0,02-0,01=0,01\, mol 0,01.M+0,01.(M+16)=2,9\Rightarrow M=137
Kim loại là Ba
Câu 9: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl 1,25M thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng đồ mol bằng nhau. Hai kim loại đó là
Trường hợp 1: Chất tan chỉ chứa 2 muối
Gọi kim loại tương đương với hai kim loại trên là R R+2HCl\rightarrow RCl_2+H_2
Ta có: n_{R}=\frac{1}{2}n_{HCl}=\frac{1}{2}.0,25=0,125\, mol \rightarrow M_R=\frac{m_R}{n_R}=\frac{2,45}{0,125}=19,6
Do số mol 2 muối này bằng nhau nên khối lượng mol bằng 19,6.2=39,2 \Rightarrow loại
Trường hợp 2: HCl dư, chất tan gồm 2 muối và HCl dư
Gọi 2 kim loại lần lượt là A,B A+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2 B+2HCl\rightarrow BCl_2+H_2
Ta có: n_{ACl_2}=n_{BCl_2}=n_{HCl\, dư}= x\, mol \rightarrow n_{HCl}=2.n_{ACl_2}+2.n_{BCl_2}+n_{HCl dư}=2x+2x+x=5x=0,2.1,25=0,25\rightarrow x=0,05\, mol
\Rightarrow M_X=\frac{2,45}{0,05}=49=A+B=40+9 \Rightarrow hai kim loại là Be \, \, và\, \, Ca
Trên đây là cách giải bài toán tìm kim loại mới nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại thêm các kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ cho bạn. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Vị trí và cấu tạo kim loại