Lý thuyết và bài tập chuyển động thẳng đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 2 Vật lý 10
Hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết và bài tập chuyển động thẳng đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 2 Vật lý 10 – đây là phần nội dung quan trọng trong chương trình học Vật lý 10 nói riêng và Vật lý THPT nói chung. Hãy cùng HocThatGioi khám phá ngay thôi nhé!
I. Lý thuyết chuyển động thẳng đều
1. Chuyển động thẳng đều
1.1 Tốc độ trung bình
V_{tb} là tốc độ trung bình (m/s)
s là quãng đường (m)
t là thời gian (s)
Ý nghĩa: tốc độ trung bình cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động.
1.2 Chuyển động thẳng đều
Định nghĩa: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
Trong chuyển động thẳng đều, khi nói tốc độ của xe trên một quãng đường hoặc trong một khoảng thời gian nào đó thì ta hiểu đó là tốc độ trung bình.
1.3 Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều
V_{tb} là tốc độ trung bình (m/s)
s là quãng đường (m)
t là thời gian (s)
Nhận xét: Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
2. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian
2.1 Phương trình chuyển đông thẳng đều
Xét một chất điểm M xuất phát từ một điểm A (tại vị trí x0) trên đường thẳng Ox, chuyển động thẳng đều theo phương Ox với tốc độ v. Chọn mốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động.
Ta có phương trình chuyển động của vật là:
x là khoảng cách của vật so với vị trí chọn làm mốc (m)
x_0 là vị trí xuất phát (m)
v là vận tốc chuyển động (m/s)
t là thời gian chuyển động (s)
Phương trình trên biểu diễn vị trí của chất điểm theo thời gian và gọi là phương trình chuyển động của chất điểm.
2.2 Đồ thị tọa độ – thời gian của chuyển động thẳng đều
Giả sử có một người đi xe đạp, xuất phát từ địa điểm A, cách gốc toạ độ O là 5 km, chuyển động thẳng đều theo hướng Ox với vận tốc 10 km/h.
Phương trình chuyển động của xe đạp là: x = 5 + 10t (với x tính bằng kilômét và t tính bằng giờ).
Ta hãy tìm cách biểu diễn sự phụ thuộc của x vào t bằng đồ thị.
a) Biểu diễn bằng bảng (x,t)
Trước hết ta phải lập bảng các giá trị tương ứng giữa x và t, gọi tắt là bảng (x, t), dưới đây:
b) Biểu diễn bằng đồ thị tọa độ – thời gian
Đồ thị toạ độ – thời gian biểu diễn sự phụ thuộc của toạ độ của vật chuyển động vào thời gian.
=> Xem thêm Lý thuyết và bài tập chuyển động cơ đầy đủ chi tiết nhất – Bài 1 Vật lý 10
II. Bài tập SGK chuyển động thẳng đều
1. Bài tập 1 trang 15
Đề bài: Chuyển động thẳng đều là gì?
Hướng dẫn giải:
Chuyển động thẳng đều: là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
2. Bài tập 2 trang 15
Đề bài: Nêu những đặc điểm của chuyển động thẳng đều.
Hướng dẫn giải:
Đặc điểm của chuyển động thẳng đều:
- Quỹ đạo: đường thẳng.
- Tốc độ trung bình: như nhau trên mọi quãng đường.
3. Bài tập 3 trang 15
Đề bài: Tốc độ trung bình là gì?
Hướng dẫn giải:
Tốc độ trung bình là đại lượng cho biết mức độ nhanh, chậm của chuyển động và được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được với thời gian chuyển động.
4 .Bài tập 4 trang 15
Đề bài: Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
Hướng dẫn giải:
- Quãng đường đi được: s = v_{tb}.t = v.t
- Phương trình chuyển động của vật là: x = x_0 + s = x_0 + v.t
5. Bài tập 5 trang 15
Đề bài: Nêu cách vẽ đồ thị tọa độ – thời gian của một chuyển động thẳng đều.
Hướng dẫn giải:
- Để vẽ đồ thì x – t ta cần lập bảng xác định các giá trị tương ứng giữa x và t
- Vẽ hai trục tọa độ vuông góc với nhau, trục t là trục hoành, trục x là trục tung.
- Trên hệ (x, t) ta vẽ các điểm có (x, t) tương ứng với bảng đã xác định ở trên.
- Nối các điểm với nhau ta được đồ thị x – t.
6. Bài tập 6 trang 15
7. Bài tập 7 trang 15
8. Bài tập 8 trang 15
Như vậy, bài viết về Lý thuyết và bài tập chuyển động thẳng đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 1 Vật lý 10 của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hi vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viêt