Vật lí 10

Lý thuyết Công – Công suất chi tiết nhất

Trong công việc để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Bài viết hôm nay sẽ giải thích vấn đề này rõ hơn tới các bạn về Công – Công suất. Vì vậy hãy theo dõi hết bài viết cùng HocThatGioi để củng cố thêm kiến thức nhé.

1. Công

Chúng ta sẽ xét công trong từng trường hợp \alpha khác nhau.

1.1.Định nghĩa công trong trường hợp tổng quát

Lý thuyết Công - Công suất chi tiết nhất 5
Công

Nếu lực không đổi \overrightarrow{F} tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc \alpha thì công của lực \overrightarrow{F} được tính theo công thức:

Công
A = F.s.cosa
Trong đó:
F (N): Lực tác dụng lên vật
s (m): Quãng đường vật đi được
\alpha: góc hợp bởi hướng chuyển động và lực


Trong hệ SI, đơn vị của công suất là jun (kí hiệu là J) 1J = 1N.m

1.2 Biện luận

Lý thuyết Công - Công suất chi tiết nhất 6
Khi 0 < \alpha < 90^{\circ}

Khi 0 \leq \alpha \leq 90^{\circ} thì cos\alpha > 0 \Rightarrow A > 0

\Rightarrow Lực thực hiện công dương hay công phát động

Lý thuyết Công - Công suất chi tiết nhất 7
Khi \alpha = 90^{\circ}

Khi \alpha = 90^{\circ} thì A = 0

\Rightarrow \overrightarrow{F} không thực hiện công khi lực \overrightarrow{F} vuông góc với hướng chuyển động.

Lý thuyết Công - Công suất chi tiết nhất 8
Khi 90^{\circ} < \alpha < 180^{\circ}

Khi 90^{\circ} < \alpha \leq 180^{\circ} thì cos\alpha < 0 \Rightarrow A < 0

\Rightarrow Lực thực hiện công âm hay công cản lại chuyển động.

2. Công suất

Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P.

Công suất
P = \frac{A}{t}
Trong đó:
A (J): là công thực hiện
t (s): là thời gian thực hiên công A
P (W): là công suất
Lưu ý:
1W = 1J/s
Trong thực tế người ta còn dùng :
+ Đơn vị công suất là mã lực hay ngựa (HP): 1HP = 736W
+ Đơn vị thực hành của công là oát giờ (W.h)
1W.h = 3600J; 1kW.h = 3600000J

Khái niệm công suất cũng được mở rộng cho các nguồn phát năng lượng không phải dưới dạng sinh công cơ học.

Ví dụ: Động cơ, đèn, đài phát sóng, lò nung,…

Cũng định nghĩa công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Các định luật bảo toàn
Back to top button
Close