Lý thuyết kèm bài tập chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình Vật lý THPT nói chung và Vật lý 10 nói riêng. Biết được điều đó, hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết kèm bài tập chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định để bạn đọc có thể nắm vững kiến thức này nhé! Khám phá ngay thôi!
I. Lý thuyết chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
1. Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn
1.1 Định nghĩa
Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó.
Ví dụ:
- Chuyển động của ô tô trên đoạn đường thẳng là chuyển động tịnh tiến.
- Người ngồi trên chiếc đu quay chuyển động tịnh tiến.
- Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng là chuyển động tịnh tiến
1.2 Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến
Trong chuyển động tịnh tiến, tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau. Nghĩa là đều có cùng một gia tốc.
Gia tốc của chuyển động tịnh tiến được xác định bằng định luật II Newton:
\overrightarrow{F} = \overrightarrow{a}m
\overrightarrow{F}= \overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_1}+... là hợp lực của các lực tác dụng vào vật. (N)
\overrightarrow{a} là gia tốc (m/s^2)
m là khối lượng của vật (g)
2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
2.1 Đặc điểm của chuyển động quay. Tốc độ góc
Đại lượng đặc trưng cho chuyển động quay của vật rắn là vận tốc góc \omega (góc mà vật quay được trong một đơn vị thời gian).
Khi vật rắn quay quanh một trục cố định, thì mọi điểm của vật đều quay cùng với một tốc độ góc \omega trong cùng một khoảng thời gian t.
- Vật quay đều thì \omega = const (hằng số).
- Vật quay nhanh dần thì \omega tăng dần.
- Vật quay chậm dần thì \omega giảm dần.
2.2 Tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục
Momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
2.3 Mức quán tính trong chuyển động quay
- Trong chuyển động quay quanh một trục, mọi vật cũng có mức quán tính giống như trong chuyển động tịnh tiến. Khi tác dụng cùng một momen lực lên các vật khác nhau, tốc độ góc của vật nào tăng chậm hơn thì vật đó có mức quán tính lớn hơn và ngược lại.
- Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. Khối lượng của vật càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.
II. Bài tập SGK chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
Bài 1 trang 114
Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với nó.
Ví dụ:
1. Chuyển động tịnh tiến thẳng: Chuyển động của toa tàu trên đoạn đường ray thẳng; ví dụ chuyển động của ngăn kéo hộc bàn.
2. Chuyển động tịnh tiến cong: Chuyển động của cạnh thẳng đứng của cánh cửa đang quay.
Bài 2 trang 114
Có thể áp dụng định luật II Niu – tơn cho chuyển động tịnh tiến. Vì tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau, đều có cùng một gia tốc.
Bài 3 trang 114
Khi vật rắn quay quanh trục, mọi điểm của vật đều có cùng tốc độ góc ω momen lực tác dụng vào vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
Bài 4 trang 114
Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay.
Bài 5 trang 114
a) Gia tốc của vật;
b) Vận tốc của vật ở cuối giây thứ ba;
c) Đoạn đường mà vật đi được trong 3 giây đầu. Lấy g = 10 m/s^2.
Bài 6 trang 115
a) Vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s^2
b) Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s^2
Bài 7 trang 115
a) Hợp lực tác dụng lên xe ca;
b) Hợp lực tác dụng lên xe móc.
Bài 8 trang 115
Bài 9 trang 115
Bài 10 trang 115
Như vậy, bài viết về Lý thuyết kèm bài tập chuyển động tịnh tiến của vật rắn và chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Moment lực Cân bằng của vật rắn
- Lý thuyết và bài tập cân bằng của một vật có trục quay cố định, momen lực
- Lý thuyết kèm bài tập các dạng cân bằng và cân bằng của một vật có mặt chân đế đầy đủ chi tiết nhất
- Lý thuyết và bài tập ngẫu lực có đáp án chi tiết nhất – Bài 22 Vật lý 10
- 15 Câu trắc nghiệm về ngẫu lực chọn lọc có đáp án hay nhất
- Giải SGK bài 21 Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Giải SGK bài 14 Moment lực. Điều kiện cân bằng của vật Vật lí 10 Chân trời sáng tạo