SGK Toán 6 - Kết Nối Tri Thức
Giải SGK Luyện tập chung trang 21 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Các bài tập trong bài Luyện tập chung ở trang 21 SGK Toán 6 Kết nối tri thức sẽ giúp các bạn ôn tập lại các kiến thức về Tập hợp các số tự nhiên đã được học thật đầy đủ và chi tiết. Cùng xem HocThatGioi giải quyết các bài toán này nhé!
Bài 1.31 trang 21 Toán 6 kết nối tri thức
Gọi A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và không lớn hơn 7.
a) Viết tập hợp A bằng hai cách: Liệt kê phần tử và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử.
b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, những số nào không phải là phần tử của tập hợp A?
a) Viết tập hợp A bằng hai cách: Liệt kê phần tử và nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử.
b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, những số nào không phải là phần tử của tập hợp A?
Lời giải chi tiết:
a) A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và không lớn hơn 7 tức là A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn hoặc bằng 7, đó là các số: 4; 5; 6; 7.
Ta viết tập hợp A bằng hai cách:
+) Liệt kê các phần tử: $A = {4; 5; 6; 7}$
+) Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử: $A = {n ∈ ℕ | 3 < n ≤ 7}$
b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, những số không phải là phần tử của tập hợp A là các số nhỏ hơn hoặc bằng 3 và lớn hơn 7 và các số đó là: 0; 1; 2; 3; 8; 9.
Gọi B là tập hợp các số thỏa mãn yêu cầu câu b).
Vậy ta viết tập hợp B là: $B = {0; 1; 2; 3; 8; 9}.$
a) A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và không lớn hơn 7 tức là A là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn hoặc bằng 7, đó là các số: 4; 5; 6; 7.
Ta viết tập hợp A bằng hai cách:
+) Liệt kê các phần tử: $A = {4; 5; 6; 7}$
+) Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử: $A = {n ∈ ℕ | 3 < n ≤ 7}$
b) Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 10, những số không phải là phần tử của tập hợp A là các số nhỏ hơn hoặc bằng 3 và lớn hơn 7 và các số đó là: 0; 1; 2; 3; 8; 9.
Gọi B là tập hợp các số thỏa mãn yêu cầu câu b).
Vậy ta viết tập hợp B là: $B = {0; 1; 2; 3; 8; 9}.$
Bài 1.32 trang 21 Toán 6 kết nối tri thức
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau
c) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn
d) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau
c) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn
d) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ
Lời giải chi tiết:
a)
Một số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số thì các chữ số của số đó phải đạt giá trị nhỏ nhất có thể
Vì chữ số đầu tiên phải khác 0 nên nên để số nhỏ nhất thì chữ số đầu tiên phải là 1
Ba chữ số tiếp theo nhỏ nhất là số 0
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số: 1000
b)
Một số có bốn chữ số khác nhau là số nhỏ nhất thì:
Chữ số đầu tiên của nó phải là số nhỏ nhất khác 0 tức là số 1
Chữ số kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 1 tức là số 0
Chữ số kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 0 và 1 tức là số 2
Chữ số hàng đơn vị phải nhỏ nhất khác 0,1,2 tức là số 3
Vây số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau: 1023
c)
Một số có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn là số nhỏ nhất thì:
Chữ số chẵn đầu tiên của nó phải là số nhỏ nhất khác 0 là số 2
Chữ số chẵn kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 2 tức là số 0
Chữ số chẵn kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 0 và 2 tức là số 4
Chữ số chẵn hàng đơn vị phải nhỏ nhất khác 0,2,4 tức là số 6
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn: 2046
d)
Một số có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ là số nhỏ nhất thì:
Chữ số lẻ đầu tiên của nó phải là số nhỏ nhất khác 0 là số 1
Chữ số lẻ kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 1 tức là số 3
Chữ số lẻ kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 1 và 3 tức là số 5
Chữ số lẻ hàng đơn vị phải nhỏ nhất khác 1,3,5 tức là số 7
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ: 1357
a)
Một số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số thì các chữ số của số đó phải đạt giá trị nhỏ nhất có thể
Vì chữ số đầu tiên phải khác 0 nên nên để số nhỏ nhất thì chữ số đầu tiên phải là 1
Ba chữ số tiếp theo nhỏ nhất là số 0
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số: 1000
b)
Một số có bốn chữ số khác nhau là số nhỏ nhất thì:
Chữ số đầu tiên của nó phải là số nhỏ nhất khác 0 tức là số 1
Chữ số kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 1 tức là số 0
Chữ số kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 0 và 1 tức là số 2
Chữ số hàng đơn vị phải nhỏ nhất khác 0,1,2 tức là số 3
Vây số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau: 1023
c)
Một số có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn là số nhỏ nhất thì:
Chữ số chẵn đầu tiên của nó phải là số nhỏ nhất khác 0 là số 2
Chữ số chẵn kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 2 tức là số 0
Chữ số chẵn kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 0 và 2 tức là số 4
Chữ số chẵn hàng đơn vị phải nhỏ nhất khác 0,2,4 tức là số 6
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số chẵn: 2046
d)
Một số có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ là số nhỏ nhất thì:
Chữ số lẻ đầu tiên của nó phải là số nhỏ nhất khác 0 là số 1
Chữ số lẻ kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 1 tức là số 3
Chữ số lẻ kế tiếp phải là số nhỏ nhất khác 1 và 3 tức là số 5
Chữ số lẻ hàng đơn vị phải nhỏ nhất khác 1,3,5 tức là số 7
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau và đều là số lẻ: 1357
Bài 1.33 trang 21 Toán 6 kết nối tri thức
Ta đã biết: Giá trị của mỗi chữ số của một số tự nhiên trong hệ thập phân phụ thuộc vào vị trí của nó. Chẳng hạn, chữ số 2 có giá trị bằng 2 nếu nó nằm ở hàng đơn vị, có giá trị bằng 20 nếu nó nằm ở hàng chục,… Tuy nhiên có một chữ số mà giá trị của nó không thay đổi dù nó nằm ở bất kì vị trí nào, đó là chữ số nào?
Lời giải chi tiết:
Chữ số mà giá trị của nó không thay đổi dù nó nằm ở bất kì vị trí nào, đó là chữ số 0.
Vì 0 nhân với bất kì số nào cũng bằng 0.
Chữ số mà giá trị của nó không thay đổi dù nó nằm ở bất kì vị trí nào, đó là chữ số 0.
Vì 0 nhân với bất kì số nào cũng bằng 0.
Bài 1.34 trang 21 Toán 6 kết nối tri thức
Một xe ô tô chở 30 bao gạo và 40 bao ngô. Biết rằng mỗi bao gạo nặng 50kg, mỗi bao ngô nặng 60kg. Hỏi xe ô tô chở tất cả bao nhiêu kilôgam gạo và ngô?
Lời giải chi tiết:
Số kilôgam gạo xe ô tô chở là:
$50 . 30 = 1 500 (kg)$
Số kilôgam ngô xe ô tô chở là:
$60 . 40 = 2 400 (kg)$
Vậy xe ô tô chở tất cả số kilôgam gạo và ngô là:
$1 500 + 2 400 = 3 900 (kg)$
Vậy xe ô tô chở tất cả $3 900 kg$ gạo và ngô.
Số kilôgam gạo xe ô tô chở là:
$50 . 30 = 1 500 (kg)$
Số kilôgam ngô xe ô tô chở là:
$60 . 40 = 2 400 (kg)$
Vậy xe ô tô chở tất cả số kilôgam gạo và ngô là:
$1 500 + 2 400 = 3 900 (kg)$
Vậy xe ô tô chở tất cả $3 900 kg$ gạo và ngô.
Bài 1.35 trang 21 Toán 6 kết nối tri thức
Trong tháng 7 nhà ông Khánh dùng hết 115 số điện. Hỏi ông Khánh phải trả bao nhiêu tiền điện, biết đơn giá điện như sau:
Giá tiền cho 50 số đầu tiên là 1 678 đồng/số
Giá tiền cho 50 số tiếp theo (từ số 51 đến số 100) là 1 734 đồng/số
Giá tiền cho 100 số tiếp theo (từ số 101 đến số 200) là 2 014 đồng/số.
Giá tiền cho 50 số đầu tiên là 1 678 đồng/số
Giá tiền cho 50 số tiếp theo (từ số 51 đến số 100) là 1 734 đồng/số
Giá tiền cho 100 số tiếp theo (từ số 101 đến số 200) là 2 014 đồng/số.
Lời giải chi tiết:
Số tiền phải trả cho 50 số điện đầu tiên là:
$1 678. 50 = 83 900$ (đồng)
Số tiền phải trả từ số 51 đến số 100 là:
$1 734. 50 = 86 700$ (đồng)
Số điện ông dùng từ số 101 đến 115 số là:
$(115 – 101) : 1 + 1 = 15 (số)$
Số tiền phải trả từ số 101 đến 115 là:
$2 014. 15 = 30 210$ (đồng)
Vậy ông Khánh phải trả số tiền:
$83 900 + 86 700 + 30 210 = 200 810$ (đồng).
Số tiền phải trả cho 50 số điện đầu tiên là:
$1 678. 50 = 83 900$ (đồng)
Số tiền phải trả từ số 51 đến số 100 là:
$1 734. 50 = 86 700$ (đồng)
Số điện ông dùng từ số 101 đến 115 số là:
$(115 – 101) : 1 + 1 = 15 (số)$
Số tiền phải trả từ số 101 đến 115 là:
$2 014. 15 = 30 210$ (đồng)
Vậy ông Khánh phải trả số tiền:
$83 900 + 86 700 + 30 210 = 200 810$ (đồng).
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK Luyện tập chung trang 21 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Hi vọng các bạn sẽ có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!