SGK Toán 6 - Kết Nối Tri Thức

Giải SGK bài 17 Ước và bội của một số nguyên Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các luyện tập, tranh luận cùng các bài tập thuộc bài 17 ở các trang 78,79 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Thông qua các hướng dẫn về phương pháp cũng như lời giải chi tiết, HocThatGioi hy vọng sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức cũng như hiểu được quá trình làm các bài tương tự về sau. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay nhé!

Giải SGK câu hỏi mục 1 trang 78 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Dưới đây là phương pháp là lời giải chi tiết của bài luyện tập thuộc mục 1 Phép chia hết ở trang 78 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 trong bài 17 mà bạn có thể tham khảo. Các bạn hãy theo dõi ngay nhé!

Luyện tập 1 trang 78

(1) Thực hiện phép chia $135: 9$. Từ đó suy ra thương của các phép chia $135:(-9)$ và $(-135):(-9)$.
(2) Tính:
a) $(-63): 9$;
b) $(-24):(-8)$.
Phương pháp giải:
$m : (-n) = -(m:n)$
$(-m) : (-n) = m:n$
Lời giải chi tiết:
1. $135 : 9 = 15$
Từ đó ta có: $135 : (-9) = -15 ; (-135) : (-9) = 15$
2. a) $(-63) : 9 = -7$
b) $(-24) : (-8) = 3$

Giải SGK câu hỏi mục 2 trang 79 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Dưới đây là phương pháp là lời giải chi tiết của bài luyện tập cùng câu hỏi tranh luận thuộc mục 2 Ước và bội ở trang 79 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 trong bài 17. Hãy cùng HocThatGioi xem ngay các cách giải dưới đây nhé!

Luyện tập 2 trang 79

a) Tìm các ước của -9 ;
b) Tìm các bội của 4 lớn hơn -20 và nhỏ hơn 20 .
Phương pháp giải:
Khi a ⋮ b $(a, b ∈ Z, b≠ 0)$, ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.
Lời giải chi tiết:
a) Các ước nguyên dương của $9$ là $1;3;9$
Nên ta có: Các ước của $-9$ là: $-9; -3; -1; 1; 3; 9$
b) Các bội nguyên dương của $4$ là: $0;4;8;12;16;20;…$ nên các bội của $4$ là: $…; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20;….$
Ta có: Các bội của $4$ lớn hơn $-20$ và nhỏ hơn $20$ là: $-16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16$.

Tranh luận trang 79

Có hai số nguyên a, b khác nhau nào mà a ⋮ b và b ⋮ a không?
Bạn vuông:”Sao mà thế được!”
Bạn tròn: “A ha, tớ vừa tìm thấy hai số như vậy đấy!…”
Không biết tròn tìm được hai số nguyên nào nhỉ?
Phương pháp giải:
Xét trường hợp đặc biệt hai số nguyên đối nhau.
Lời giải chi tiết:
Hai số nguyên đối nhau thì thỏa mãn đề bài, ví dụ: 2 ⋮ (-2) và (-2) ⋮ 2

Giải SGK bài tập trang 79 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Tiếp đến là phần bài tập làm thêm giúp các bạn nắm chắc và vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết bài toán. Các bạn có thể tham khảo phương pháp cũng như lời giải chi tiết các bài tập thuộc bài 17 trang 79 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1 ngay bên dưới nhé.

Bài 3.39 trang 79

Tính các thương:
a) $297:(-3)$;
b) $(-396):(-12)$;
c) $(-600): 15$.
Phương pháp giải:
Dấu của thương:
$(-) : (-) = (+)$
$(+) : (-) = (-)$
$(-) : (+) = (-)$
Lời giải chi tiết:
a) $297 : (-3) = -99$
b) $(-396) : (-12) = 33$
c) $(-600) : 15 = -40$

Bài 3.40 trang 79

a) Tìm các ước của mỗi số: $30 ; 42 ;-50$;
b) Tìm các ước chung của $30$ và $42$ .
Phương pháp giải:
– Khi a ⋮ b $(a, b ∈ Z, b ≠ 0)$, ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.
– Số m được gọi là ước chung của a và b nếu m vừa là ước của a, vừa là ước của b.
Lời giải chi tiết:
a)
Các ước của $30$ là:
-30; -15; -10; -6; -5; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30
Các ước của $42$ là:
-42; -21; -14; -7; -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6; 7; 14; 21; 42
Các ước của $-50$ là:
-50; -25; -10; -5; -2; -1; 1; 2; 5; 10; 25; 50
b) Các ước chung của $30$ và $42$ là: $-6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6$

Bài 3.41 trang 79


3.41. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê phần tử:
$\boldsymbol{M}=\{x \in \mathbb{Z} \mid x: 4 \text { và }-16 \leq x<20\} .$
Phương pháp giải:
Tìm các bội của 4 lớn hơn hoặc bằng 16 và nhỏ hơn 20.
Lời giải chi tiết:
$\boldsymbol{M}= {-16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16}$.

Bài 3.42 trang 79

Tìm hai ước của $15$ có tổng bằng $-4 $.
Phương pháp giải:
Liệt kê các ước của $15$ rồi tìm hai ước có tổng bằng $-4$.
Lời giải chi tiết:
Các ước của $15$ là: $-15; -5; -3; -1; 1; 3; 5; 15$
Ta thấy: $(-5) + 1 = (-1) + (-3) = -4$
Vậy hai ước có tổng bằng $-4$ là: $-5$ và $1$ hoặc $-1$ và $-3$

Bài 3.43 trang 79

Giải thích tại sao: Nếu hai số cùng chia hết cho -3 thì tổng và hiệu của hai số đó cũng chia hết cho -3 . Hãy thử phát biểu một kết luận tổng quát.
Phương pháp giải:
Khi a ⋮ b thì ta có thể viết $a = b.q (b ≠ 0, a, b, q ∈ Z)$
Lời giải chi tiết:
Hai số cùng chia hết cho $-3$ thì được viết dưới dạng $(-3).a$ và $(-3).b$ (a, b ∈ Z)$
Khi đó:
Tổng 2 số là: $(-3).a + (-3).b = (-3).(a + b) ⋮ (-3)$
Hiệu 2 số là: $(-3).a – (-3).b = (-3).(a – b) ⋮ (-3)$
Tổng quát: Cho các số $a, b, c ∈ Z$, a và b cùng chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c.

Bài học hôm nay kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 17 trang 78, 79 Toán 6 Kết nối tri thức Tập 1. Hy vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài học sau nhé!

Back to top button
Close