Giải SGK Bài 19 Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân Toán 6 Kết nối tri thức Tập 1
Hôm nay, hãy cùng HocThatGioi sẽ đi tìm đáp án và phương pháp chính xác nhất, nhất giải quyết toàn bộ các câu hỏi bài tập Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Các bài tập sau đây thuộc bài Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân SGK Toán 6 Kết nối tri thức Tập 1. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn các bài tập sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Giải câu hỏi mục 1 trang 89 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Dưới đây là phương pháp và lời giải chi tiết cho các câu hỏi hoạt động thuộc mục bài Hình chữ nhật ở trang 89 bài 19 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Các bạn có thể tham khảo ngay đáp án bên dưới nhé!
Hoạt động 1 trang 89
Một số hình ảnh của hình chữ nhật: mặt cửa, màn hình ti vi, mặt tủ lạnh, mặt bàn, mặt gạch ốp tường, mảnh vườn, mặt chiếc hộp, mặt quyển sách,…
Hoạt động 2 trang 89
Quan sát hình và trả lời câu hỏi
1) Đỉnh: A, B, C, D
Cạnh: AB, BC, CD, DA
Đường chéo: AC, BD
Hai cạnh đối: AB và CD; BC và AD
2) Ta đo được:
$\widehat{A}=90^{\circ} ; \widehat{B}=90^{\circ} ; \widehat{C}=90^{\circ} ; \widehat{D}=90^{\circ}$
Vậy các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng $90^{\circ}$
3) Ta đo được: AB = CD ; AD = BC nên hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau
AC = BD nên hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau
Thực hành 1 trang 90
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng $A B=5 \mathrm{~cm}$.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với $A B$ tại $A$. Trên đường thẳng đó lấy điểm $D$ sao cho $A D=3 \mathrm{~cm}$.
Bước 3 . Vẽ đường thẳng vuông góc với $A B$ tại $B$. Trên đường thẳng đó lấy điểm $C$ sao cho $B C=3 \mathrm{~cm}$.
Bước 4. Nối $D$ với $C$ ta được hình chữ nhật $A B C D$.
Vẽ theo các bước rồi đo các cạnh, các góc của hình chữ nhật rồi so sánh
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 4. Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD.
2. Em dùng thước thẳng và thước vuông để kiểm tra
+ AB = CD ; AD = BC nên hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau
$+\widehat{A}=90^{\circ} ; \widehat{B}=90^{\circ} ; \widehat{C}=90^{\circ} ; \widehat{D}=90^{\circ}$. Vậy các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng $90^{\circ}$
Giải câu hỏi mục 2 trang 90 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Tiếp theo sau đây là phần hướng dẫn cũng như lời giải chi tiết cho các hoạt động thuộc mục 2 Hình thoi ở trang 90 bài 19 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án của câu hỏi mục 2 này ngay nhé.
Hoạt động 3 trang 90
2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế.
– Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
– Em hãy tìm thêm 1 số hình ảnh khác của hình thoi trong cuộc sống hàng ngày.
1) Đồ vật có dạng hình thoi là mặt chiếc nhẫn
2) Một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế: cánh diều, họa tiết trang trí, cánh cửa kéo,…
Hoạt động 4 trang 91
1.Dùng thước thẳng hoặc compa so sánh các cạnh của hình thoi (h.4.10b).
2. Kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?
3. Các cạnh đổi của hình thoi có song song với nhau không?
4. Các góc đối của hình thoi có bằng nhau không?
Quan sát hình 4.10 và trả lời câu hỏi.
1) Dùng thước thẳng hoặc compa, ta được: AB = BC = CD = AD. Vậy các cạnh của hình thoi bằng nhau.
2) Dùng eke ta thấy AC vuông góc với BD. Vậy hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
3) + Khi đặt eke vuông góc với AB, ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.
+ Khi đặt eke vuông góc với BC, ta thấy eke cũng vuông góc với AD. Do đó BC và AD song song với nhau.
Vậy các cạnh đối của hình thoi song song với nhau.
4) Gấp giấy, ta thấy các góc đối của hình thoi ABCD bằng nhau.
Thực hành 1 trang 91
Hình thoi có 4 cạnh bằng nhau.
Trên BC lấy điểm E sao cho BE=AB
Trên AD lấy điểm F sao cho AF=AB
Ta được: AB = BE = EF = AF nên tứ giác ABEF là hình thoi
Thực hành 2 trang 91
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.
2. Em hãy kiểm tra lại hình vừa vẽ xem các cạnh có bằng nhau không?
3. Gấp, cắt hình thoi từ tờ giấy hình chữ nhật theo hướng dẫn sau:
Bước 1. Gấp đôi tờ giấy sau đó lại gấp đôi một lần nữa sao cho xuất hiện một góc vuông với cạnh là các nếp gấp.
Bước 2. Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tuỳ ý trên hai cạnh của góc vuông.
Bước 3. Dùng kéo cắt theo đoạn thẳng vừa vẽ rồi mở ra, ta được một hình thoi.
Em hãy thực hiện theo các bước đề bài hướng dẫn
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD.
2. Em lấy thước thẳng đo được AB = BC = CD = DA = 3 cm. Vậy các cạnh của hình thoi ABCD vừa vẽ bằng nhau.
3.
Bước 1. Gấp đôi tờ giấy sau đó lại gấp đôi một lần nữa sao cho xuất hiện một góc vuông với cạnh là các nếp gấp.
Bước 2. Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tuỳ ý trên hai cạnh của góc vuông.
Bước 3. Dùng kéo cắt theo đoạn thẳng vừa vẽ rồi mở ra, ta được một hình thoi.
Vận dụng trang 92
Em hãy vẽ hình trên và tô màu theo ý thích của mình.
Gợi ý tô màu
Giải câu hỏi mục 3 trang 92 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Dưới đây là phương pháp và lời giải chi tiết cho các câu hỏi hoạt động thuộc Hình bình hành ở trang 92 bài 19 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Các bạn có thể tham khảo ngay đáp án bên dưới nhé!
Hoạt động 5 trang 92
2.Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế.
1. Quan sát hình 4.11 và trả lời câu hỏi
2. Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình bình hành ngoài thực tế cuộc sống.
1) Hình hình hành có ở hình c
2) Một số hình ảnh của hình bình hành trong thực tế: Ô cửa số, mái nhà, tấm chắn lan can, …
Hoạt động 6 trang 93
1. Dùng thước thẳng đo và so sánh độ dài các cạnh đổi của hình bình hành ABCD (1.4.12b).
2. Các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không?
3. Các cạnh đối của hình bình hành ABCD có song song với nhau không?
Dùng thước thẳng và quan sát hình 4.12 để kiểm tra.
1) Ta đo được: AB = CD; BC = AD. Vậy các cạnh đối của hình bình hành bằng nhau
2) OA = OC; OB = OD
3) + Khi đặt eke vuông góc với AB, ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.
+ Khi đặt eke vuông góc với BC, ta thấy eke cũng vuông góc với AD. Do đó BC và AD song song với nhau.
Vậy các cạnh đối của hình bình hành song song với nhau.
4) Gấp giấy, ta thấy các góc đối của hình bình hành bằng nhau.
Thực hành 3 trang 93
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
Vẽ theo các bước đề bài hướng dẫn
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 5 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
Giải câu hỏi mục 4 trang 94 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Dưới đây là phương pháp và lời giải chi tiết cho các câu hỏi hoạt động thuộc Hình thang cân ở trang 94 bài 19 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Các bạn có thể tham khảo ngay đáp án bên dưới nhé!
Hoạt động 7 trang 94
Em hãy tìm thêm một số hình ảnh khác của hình thang cân trong thực tế cuộc sống.
Một số hình ảnh hình thang cân trong thực tế: họa tiết trang trí, cái thang, mặt túi xách, mặt cắt của tòa tháp, …
Hoạt động 8 trang 94
1. Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường chéo, cạnh bên và các góc kề đây lớn của hình thang cân ABCD (14.13b)
2. Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD.
3. Hai đáy của hình thang cân ABCD có song song với nhau không?
4. Hai góc kề một đáy của hình thang cân ABCD có bằng nhau không?
1) Đỉnh: A, B, C, D
Đáy lớn: DC
Đáy nhỏ: AB
Đường chéo: AC, BD
Cạnh bên AD, BC
2) Dùng thước thẳng hoặc compa, ta đo được: AD = BC; AC = BD
Vậy: Hai cạnh bên hình thang cân bằng nhau
Hai đường chéo hình thang cân bằng nhau
3) Khi đặt eke vuông góc với AB ta thấy eke cũng vuông góc với CD. Do đó AB và CD song song với nhau.
Vậy hai đáy của hình thang cân song song với nhau
4) Hai góc kề một đáy của hình thang bằng nhau
Luyện tập trang 94
Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau
Hình thang cân trong các hình thang là : HKIJ (vì có HJ = IK)
Thực hành 4 trang 95
Bước 1: Gấp đôi tờ giấy.
Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tuỳ ý trên hai cạnh đối diện (cạnh không chứa nếp gấp).
Bước 3: Cắt theo đường vừa vẽ.
Bước 4: Mở tờ giấy ra ta được một hình thang cân.
Gấp và cắt theo các bước đề bài hướng dẫn
Bước 1. Gấp đôi tờ giấy.
Bước 2: Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tuỳ ý trên hai cạnh đối diện (cạnh không chứa nếp gấp).
Bước 3: Cắt theo đường vừa vẽ.
Bước 4. Mở tờ giấy ra ta được một hình thang cân.
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1
Phần cuối cùng là các phương pháp và lời giải chi tiết của các bài tập nằm ở các trang 95 bài 19 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Các bài tập này sẽ giúp bạn củng cố và nắm chắc các kiến thức đã được học. Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn giải bên dưới nhé!
Bài 4.9 trang 95
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = 4 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 4 cm.
Bước 4. Nối D với C ta được hình chữ nhật ABCD.
Bài 4.10 trang 95
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 4 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với cạnh BC.
Bước 4. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình thoi ABCD cạnh 4 cm.
Bài 4.11 trang 95
Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm.
Bước 2. Vẽ đường thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3 cm.
Bước 3. Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D, ta được hình bình hành ABCD.
Bài 4.12 trang 95
Quan sát hình lục giác đều đã cho và kể tên các hình thang cân, hình chữ nhật.
Các hình thang cân: ABCD, BCDE, CDEF, DEFA, EFAB, FABC.
Các hình chữ nhật: ABDE, BCEF, CDFA.
Bài 4.13 trang 95
Dùng thước kiểm tra xem IB có bằng ID không, IA có bằng IC không.
IA = IC và IB = ID => Điểm I là trung điểm của hai đường chéo AC và BD.
Bài 4.14 trang 95
Bài 4.15 trang 95
Cắt và ghép như hình dưới đây:
Bài giải bài tập Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống đã giải quyết tất cả các bài tập luyện tập, trả lời các hoạt động, giải các bài tập,… Và đặc biệt, đã đưa ra phương pháp giải chi tiết nhất, thông minh nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về bài tập Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống thuộc trang 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1. Các bạn đã rất thông minh và chăm chỉ. Hy vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt.