Hoá Học 12

Chi tiết về các phương pháp điều chế kim loại

Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi xin giới thiệu đến các bạn bài Chi tiết về các phương pháp điều chế kim loại. Bài viết dưới đây trình bày chi tiết cho các bạn về các phương pháp điều chế kim loại: Phương pháp thủy luyện, phương pháp nhiệt luyện, phương pháp điện phân. Hãy theo dõi và nắm vững hơn nhé!

1. Nguyên tắc điều chế kim loại

Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại

M^{n+} +ne \to M

Ví dụ: Zn^{2+} +2e \to Zn

2. Các phương pháp điều chế kim loại

Các phương pháp điều chế kim loại: phương pháp thủy luyện, phương pháp nhiệt luyện, phương pháp điện phân. Cùng theo dõi nha.

2.1 Phương pháp thủy luyện

Khử những ion kim loại trong dung dịch bằng những kim loại có tính khử mạnh như Fe, Zn,…

Phương pháp này thường sử dụng để điều chế kim loại yếu.

Ví dụ :Zn + CuSO_{4} \to ZnSO_{4} + Cu

2.2 Phương pháp nhiệt luyện

Khử ion kim loại trong hợp chất ở nhiệt ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như C, CO, H2 hoặc các kim loại hoạt động mạnh.

Phương pháp này thường để sản xuất các kim loại có tính khử trung bình như Fe, Zn…

Ví dụ: ZnO + H_{2} \overset{t^{\circ}}{\rightarrow} Zn + H_{2}O

2.3 Phương pháp điện phân

Phương pháp điện phân gồm điện phân nóng chảy và điện phân dung dịch

2.3.1 Điện phân nóng chảy

Khử các ion kim loại bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của kim loại.

Phương pháp này thường để điều chế các kim loại hoạt động mạnh như K,Na,Ca,Mg,Al.

Ví dụ: MgCl_{2} \xrightarrow[]{dpnc} Mg + Cl_{2}

  • Cực (-) : Mg^{2+} + 2e \to Mg
  • Cực (+) : 2Cl^{-} \to Cl_{2} + 2e

2.3.2 Điện phân dung dịch

Điện phân dung dịch muối của kim loại

Phương pháp này điều chế kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình hoặc yếu.

Ví dụ: 2FeSO_{4} + 2H_{2}O \xrightarrow[]{dpdd} 2Fe + 2H_{2}SO_{4} + O_{2}

3. Định luật Faraday

Định luật Faraday giúp tính khối lượng các chất thoát ra ở điện cực

Định luật Faraday
m= \frac{AIt}{nF}
Trong đó:
– m là khối lượng chất thoát ra ở điện cực
– A là khối lượng mol của nguyên tử
– I là cường độ dòng điện(Ampe)
– t là thời gian điện phân ( giây)
– n là số e cho hoặc nhận
– F là hằng số Faraday ( F=96500)

Tham khảo những bài tập dưới đây để hiểu rõ bài học hơn nhé

1. Để điều chế Mg người ta dùng phương pháp nào sau đây?
2. Phương trình nào sau đây là sai ?
3.Thả 1 lá kẽm vào 100ml dung dịch sắt(II)clorua 2M. Sau một thời gian,lọc lấy chất rắn, sấy khô và thấy khối lượng của lá kẽm giảm 0,9 gam. Hỏi khối lượng sắt được tạo ra?
4. Điện phân 100ml dung dịch CuSO_{4} 0,2M với cường độ I= 9,65A trong khoảng thời gian t_{1} = 100s. Tính khối lượng Cu bám trên catot

Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết của HocThatGioi về Chi tiết về các phương pháp điều chế kim loại. Qua bài viết hi vọng các bạn hiểu hơn về các phương pháp điều chế kim loại. Nếu các bạn thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè để cùng học tập thật tốt nhá.

Back to top button
Close