SGK Toán 6 - Kết Nối Tri Thức

Giải SGK Bài 15 Quy tắc dấu ngoặc trang 72,73 Toán 6 Kết nối tri thức

Ở bài viết này HocThatGioi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về các phương pháp, lý thuyết của Bài 15 Quy tắc dấu ngoặc thuộc chương trình Toán 6 Kết nối tri thức. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.

Giải SGK Câu hỏi trang 72,73 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Cùng HocThatGioi tìm ra đáp án chính xác nhất cho các câu hỏi hoạt động ở trang 72,73 Toán 6 Kết nối tri thức ở ngay bên dưới nhé!

Giải SGK Câu hỏi 1 trang 72

Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó:
$(-23)-15-(-23)+5+(-10)$
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc cộng hoặc trừ số nguyên để viết phép tính dưới dạng không có ngoặc và thực hiện phép tính.
Lời giải chi tiết:
(-23) – 15 – (-23) + 5 + (-10)
= -23 – 15 + 23 + 5 – 10
= (-23 + 23) + (-15 + 5 – 10)
= 0 +(- 20)
= -20

Giải SGK HĐ1 trang 72

Tính và so sánh kết quả của $4+(12-15)$ và $4+12-15$.
Lời giải chi tiết:
$4 + (12 – 15) = 4 + (-3) = 1$
$ 4 + 12 – 15 = 16 – 15 = 1$
Vậy $4 + (12 – 15) = 4 + 12 – 15$

Giải SGK HĐ2 trang 72

Tính và so sánh kết quả của $4-(12-15)$ và $4-12+15$. Hãy nhận xét về sự thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc.
Lời giải chi tiết:
$4 – (12 – 15) = 4 – (-3) = 7$
$4 – 12 + 15 = -8 + 15 = 7$
Vậy $4-(12-15) = 4-12+15$

Giải SGK Luyện tập 1 trang 73

Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:
a) $(-385+210)+(385-217)$
b) $(72-1956)-(-1956+28)$
Phương pháp giải:
– Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
– Áp dụng quy tắc dấu ngoặc.
Lời giải chi tiết:
a) (-385 + 210) + (385 – 217)
= -385 + 210 + 385 – 217
= (-385 + 385) + (210 – 217)
= 0 + (-7) = -7
b) (72 – 1956) – (-1956 + 28)
= 72 – 1956 + 1956 – 28
= ( 1956 – 1956) + ( 72 – 28)
= 0 + 44 = 44.

Giải SGK Luyện tập 2 trang 73

Tính một cách hợp lí:
a) $12+13+14-15-16-17$
b) $(35-17)-(25-7+22)$
Phương pháp giải:
– Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
– Áp dụng quy tắc dấu ngoặc.
Lời giải chi tiết:
a) 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17
= (12 – 15) + (13 – 16) + (14 – 17)
= (-3) + (-3) + (-3) = -9
b) (35 – 17) – (25 – 7 + 22)
= 35 – 17 – 25 + 7 – 22
= (35 – 25) – (17 – 7) – 22
= 10 – 10 – 22 = -22

Giải SGK Thử thách nhỏ trang 73

Cho bảng 3 × 3 ô vuông như hình 3.17.
a) Biết rằng tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0 . Tính tổng các số trong bảng đó.
b) Hãy thay các chữ trong bảng bởi số thích hợp sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0 .
Giải SGK Bài 15 Quy tắc dấu ngoặc trang 72,73 Toán 6 Kết nối tri thức 2
Phương pháp giải:
a) Tổng các số trong bảng = Tổng các hàng.
b) Dựa vào gợi ý tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0 để tìm các số trong bảng.
Lời giải chi tiết:
a) Tổng các số trong bảng = Tổng các hàng
Mà tổng các hàng bằng 0 nên tổng các số trong bảng đó bằng 0.
b) Xét hàng số 1 ta có:
a + (-2) + (-1) = 0 => a + (-3) = 0 => a = 3
Xét cột số 1 ta có:
3 + (-4) + d = 0 => (-1) + d = 0 => d = 1.
Xét đường chéo chứa b và d có:
(-1) + b + d = 0 => (-1) + b +1 = 0 => b = 0.
Xét cột số 2 ta có:
(-2) + 0 + e = 0 => e = 2
Xét dòng số 2 có:
-4 + b + c = 0 => -4 + 0 + c = 0 => c =4
Xét dòng số 3 có:
d + e + g = 0 => 1 + 2 + g = 0 => g = -3

Giải SGK Bài tập trang 73 Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Để có thể hiểu rõ hơn về Quy tắc dấu ngoặc chúng ta cùng vận dụng những phương pháp, lý thuyết đã học một cách thông minh nhất, nhanh chóng nhất để giải các bài tập sau đây nhé.

Giải SGK Bài 3.19 trang 73

Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:
a) $-321+(-29)-142-(-72)$
b) $214-(-36)+(-305)$
Lời giải chi tiết:
a) -321 + (-29) – 142 – (-72)
= [-321 +(-29)]+ [(-142) + 72]
= [-(321 + 29)] + [- (142 – 72)]
= (-350) + (-70)
= -(350 + 70) = -420
b) 214 – (-36) + (-305)
= 214 + 36 – 305
= 250 – 305
= -(305 – 250) = -55

Giải SGK Bài tập 3.20 trang 73

Tính một cách hợp lí:
a) $21-22+23-24$
b) $125-(115-99)$
Phương pháp giải:
Áp dụng quy tắc dấu ngoặc.
Lời giải chi tiết:
a) 21 – 22 + 23 – 24
= (21 – 22) + (23 – 24)
= (-1) + (-1) = -2
b) 125 – (115 – 99)
= 125 – 115 + 99
= (125 – 115) + 99
= 10 + 99 = 109.

Giải SGK Bài tập 3.21 trang 73

Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) $(56-27)-(11+28-16)$
b) $28+(19-28)-(32-57)$
Lời giải chi tiết:
a) (56 – 27) – (11 + 28 – 16)
= 56 – 27 – 11 – 28 + 16
= 56 – ( 27 + 11 + 28) + 16
= 56 – 66 + 16
= -10 + 16 = 6
b) 28 + (19 – 28) – (32 – 57)
= 28 + 19 – 28 – 32 + 57
= (28 – 28) + 19 – 32 + 57
= 0 + (-13) + 57 = 44

Giải SGK Bài tập 3.22 trang 73

Tính một cách hợp lí:
a) $232-(581+132-331)$
b) $[12+(-57)]-[-57-(-12)]$
Lời giải chi tiết:
a) 232 – (581 + 132 – 331)
= 232 – 581 – 132 + 331
= (232 – 132) – (581 – 331)
= 100 – 250
= -(250 – 100) = -150
b) [12 + (-57)] – [-57 – (-12)]
= 12 – 57 + 57 – 12
= (12 – 12) + (57 – 57)
= 0 + 0 = 0

Giải SGK Bài tập 3.23 trang 73

Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) $(23+x)-(56-x)$ với $x=7$
b) $25-x-(29+y-8)$ với $x=13, y=11$
Lời giải chi tiết:
a) Cách 1: Thay x = 7, ta có:
(23 + x) – (56 – x)
= (23 + 7) – (56 – 7)
= 30 – 49 = -19
Cách 2:
Thay x = 7, ta có:
(23 + x) – (56 – x)
= (23 + 7) – (56 – 7)
= 23 + 7 – 56 + 7
= 30 – 56 + 7
= (-26) + 7 =-19
b) Cách 1: Thay x = 13, y = 11, ta có:
25 – x – (29 + y – 8)
= 25 – 13 – (29 + 11 – 8)
= 12 – 32 = -20
Cách 2: Thay x = 13, y = 11, ta có:
25 – x – (29 + y – 8)
= 25 – 13 – (29 + 11 – 8)
= 25 – 13 – 29 – 11 + 8
= 12 – 29 – 11 + 8
= (-17) – 11 + 8
= (-28) + 8 =-20

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Bài viết này đã giải quyết tất cả các bài tập của bài Quy tắc dấu ngoặc chương 6 SGK trang 72, 73, Toán 6 Kết nối tri thức Tập 1. Chúc các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!

Back to top button
Close