Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì – Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ trong đời sống
Bài viết hôm nay, HocThatGioi sẽ trình bày cho các bạn về hiện tượng cảm ứng là như thế nào và áp dụng Hiện tượng cảm ứng vào trong đời sống ra sao, hiện tượng cảm ứng đem lợi ích như thế nào trong cuộc sống thực tế hiện nay. Hãy xem hết bài viết dưới đây để được rõ hơn nhé!
1. Hiện tượng cảm ứng là gì ?
Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ và làm sao để tạo ra được hiện tượng cảm ứng cảm ứng điện từ ? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.
1.1 Khái niệm hiện tượng cảm ứng
Thế nào là hiện tượng cảm ứng ?
Là sự xuất hiện dòng diện cảm ứng trong mạch kín khi từ thông qua mạch đó biến thiên, suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín là suất điện động cảm ứng.
1.2 Cách tạo ra hiện tượng cảm ứng điện từ:
- Khi dùng nam châm vĩnh cửu: dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.
- Hình ảnh minh họa:
- Khi dùng nam châm điện: dòng điện xuất hiện ở dây dẫn kín trong thời gian đóng ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm biến thiên.
- Hình ảnh minh họa:
- Hiện tượng cảm ứng điện từ được tạo ra khi xuất hiện dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín.
1.3 Cách để nhận biết sự xuất hiện dòng điện cảm ứng:
Một số cách để nhận biết sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng.
- Dùng nam châm như hai trường hợp bên trên
- Dùng Ampe kế (đo cường độ dòng điện)
- Dùng bóng đèn (có dòng điện sẽ làm cho bóng đèn sáng lên)
2. Một số ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ trong đời sống
Hiện tượng cảm ứng điện từ được áp dụng rộng rãi trong đời sống thực tế, được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực như công nghiệp, y tế, gia dụng. Việc ứng dụng rộng rãi của hiện tượng cảm ứng điện từ góp phần không nhỏ đến sự phát triển và cải thiện cuộc sống của chúng ta.
2.1 Hiện tượng cảm ứng điện từ trong các thiết bị gia dụng
Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện được sử dụng trong các đồ dùng sử dụng hằng ngày của chúng ta như bếp từ, lò vi sóng, đèn huỳnh quang, quạt điện, tủ lạnh…
2.1.1 Sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trong bếp từ
- Bếp từ làm nóng nồi nấu bằng cảm ứng từ, thay vì dẫn nhiệt từ lửa, hay bộ phận làm nóng bằng điện, bởi dòng điện cảm ứng trực tiếp làm nóng dụng cụ nấu bếp, do đó, nhiệt độ có thể tăng lên rất nhanh.
- Trong một bếp từ, một cuộn dây đồng được đặt dưới một vật liệu cách nhiệt (thường là mặt bếp bằng gốm thủy tinh), một dòng điện xoay chiều được truyền qua cuộc dây đồng này.
- Từ trường dao động tạo ra một từ thông liên tục từ hóa nồi, và lúc này, nồi đóng vai trò như lõi từ của máy biến áp và tạo ra dòng điện xoay chiều (hay còn được gọi là dòng điện Fu-cô)
- Do tác dụng của dòng Fu-cô, nồi nấu chịu tác dụng của lực hãm điện từ, từ đó, gây ra hiệu ứng tỏa nhiệt Jun – Lenxơ và làm nóng đáy nồi cũng như thức ăn bên trong.
2.1.2 Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trong quạt điện:
- Quạt điện và các hệ thống làm mát khác sử dụng động cơ điện và các động cơ này hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ
- Động cơ điện hoạt động bởi từ trường được tạo ra bởi dòng điện theo nguyên lý lực Lo-ren-xơ (Lorentz).
2.2 Hiện tượng cảm ứng điện từ dùng trong y học
- Ngày nay, trường điện từ đóng một vai trò quan trọng trong các thiết bị y tế tiên tiến như phương pháp điều trị tăng thân nhiệt cho bệnh ung thư, cấy ghép và chụp cộng hưởng từ (MRI)
2.3 Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ trong công nghiệp
Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong công nghiệp rất rộng rãi, đặc biệt là máy phát điện và tàu điện ngầm.
2.3.1 Máy phát điện
- Máy phát điện sử dụng năng lượng cơ học để tạo ra điện.
- Nguyên lý hoạt động của máy phát điện đó chính là cuộn dây điện được quay trong từ trường với tốc độ không đổi sẽ tạo ra điện xoay chiều.
- Sử dụng cảm ứng điện từ đó chính là giữ cho cuộn dây đứng yên và quay nam châm vĩnh cữu (cung cấp từ trường và từ thông) xung quanh cuộn dây.
2.3.2 Tàu điện ngầm
Đây là một trong những công nghệ hiện đại của các hệ thống giao thông sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ. Tàu điện từ sử dụng nam châm điện mạnh để tăng tốc độ của tàu lên một mức đáng kinh ngạc.
- Tàu điện từ sử dụng nguyên tắc cơ bản của nam châm như hệ thống treo điện từ (EMS) và hệ thống treo động lực học (EDS).
- Nam châm điện được sử dụng trên thân tàu sẽ hút vào đường ray sắt.
- Các nam châm bao quanh các đường ray dẫn hướng và lực hấp dẫn giữa các hướng dẫn và nam châm nâng tàu lên.
- Tàu điện ngầm được đẩy bởi lực đẩy bằng dòng điện cảm ứng.
Như vậy, bài viết về Hiện tượng cảm ứng- Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng của HocThatGioi đã hết. Qua bài viết, hi vọng các bạn tiếp thu được kiến thức hay bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học tốt.
Bài viết khác liên quan đến Lớp 11 – Vật Lý – Từ thông Cảm ứng điện từ
- Cảm ứng điện từ- Lý thuyết về từ thông, suất điện động cảm ứng và tự cảm mới nhất
- 20 bài tập trắc nghiệm chương cảm ứng điện từ hay nhất, có đáp án chi tiết
- 10 bài tập về từ thông qua khung dây cực hay có lời giải chi tiết
- Tổng hợp công thức chương cảm ứng điện từ đầy đủ nhất
- Hiện tượng cảm ứng điện từ – Lý thuyết về cảm ứng điện từ hay chi tiết nhất
- 20 câu trắc nghiệm về cảm ứng điện từ có lời giải chi tiết nhất