Hoá Học 12

Lý thuyết amino axit chi tiết dễ hiểu

Bài viết lần này HocThatGioi sẽ trình bày cho các bạn biết về khái niệm , ứng dụng của amino axit và cũng như những tính chất điển hình của amino axit ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm aminoaxit

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm aminoNH_{2} và nhóm cacboxyl COOH.

Ví dụ một vài amino axit hay gặp nhất:

  • Glyxin: NH_{2}CH_{2}COOH
  • Alanin: CH_{3}CH-(NH_{2})COOH

2. Công thức phân tử amino axit

Công thức phân tử chung của một amino axit là: (NH_{2})_{n}R(COOH)_{m}.

3. Cách gọi tên của amino axit

Có nhiều cách để đọc tên amino axit khác nhau:

  • Tên thay thế: xuất phát từ tên axit cacboxylic tương ứng thêm chữ tiếp đầu ngữ amino và các số (1, 2, 3).
  • Tên bán hệ thống: cũng như cách đọc tên của tên thay thế và chỉ thay cá số tự nhiên thành các chữ cái Hi Lạp(\alpha, \beta…)
  • Ngoài ra, các \alpha - aminoaxit có trong thiên nhiên thường được gọi bằng tên riêng.

4. Các amino axit quan trọng

Dưới đây là bảng tổng hợp các amino axit cần nhớ:

Lý thuyết amino axit chi tiết dễ hiểu 3
Các amino axit cần nhớ

5. Cấu tạo phân tử amino axit

Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit và nhóm amin (NH_{2}) thể hiện tính bazơ nên tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực.

Lý thuyết amino axit chi tiết dễ hiểu 4

6. Tính chất vật lý của amino axit

Do các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên ở điều kiện thường chúng là chât rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiêt độ nóng chảy cao (phân hủy khi nóng chảy)

7. Tính chất hóa học của amino axit

Do amino axit có cấu tạo như trên, các amino axit biểu hiện tính chất lưỡng tính, tính chất riêng của từng nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng.

7.1 Tính chất lưỡng tính:

Vì amino axit được cấu tạo từ gốc NH_{2} mang tính bazơ và gốc COOH mang tính axit nên amino axit mang tính chất lưỡng tính.

Ví dụ: phản ứng glyxin với HCl và glyxin với NaOH. Phản ứng glyxin tác dụng với axit vô cơ mạnh ra muối (tính chất của nhóm NH_{2}). Phản ứng glyxin với bazơ sinh ra muối và nước (tính chất của nhóm COOH trong phân tử )

HOOCCH_{2}NH_{2} + HCl \rightarrow HOOCCH_{2}NH_{3}Cl HOOCCH_{2}NH_{2} + NaOH \rightarrow HOOCCH_{2}Na + H_{2}O

Qua hai phản này cho thấy amino axit là một hợp chất mang tính lưỡng tính vì vừa có thể tác dụng được với axit và vừa tác dụng được với bazơ

7.2 Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit

Nhúng quỳ tím vào dung dịch glyxin thấy quỳ tím không đổi. Nếu nhúng quỳ tím vào dung dịch axit glutamic thì thấy quỳ tím chuyển sang màu hồng, còn dung dịch lysin thì màu quỳ tím sang xanh.

Từ công thức phân tử chung của một amino axit là: (NH_{2})_{n}R(COOH)_{m}

  • n = m thì quỳ tím không đổi màu
  • n > m thì quỳ tím chuyển sang xanh
  • n < m thì quỳ tím thành màu đỏ

\diamond Phản ứng riêng của nhóm COOH: phản ứng este hóa

Tương tự axit cacboxylic, amino axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este. Este được hình thành dưới dạng muối Cl^{-}H_{3}N^{+}CH_{2}COOC_{2}H_{5}

7.3 Phản ứng trùng ngưng:

Khi đun nóng, các \varepsilon hoặc \omega– amin axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime thuộc loại poliamit.

8. Ứng dụng

Amino axit có các ứng dụng sau:

  • Các amino axit là những hơp chất cở sở kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
  • Dùng làm gia vị thức ăn như axit glutamic , làm thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan
  • Là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon.

Bài viết về Lý thuyết amino axit của HocThatGioi đến đây đã hết. Cảm ơn tất cả các bạn và chúc các bạn học tốt nhé. Và đừng quên tìm hiểu những kiến thức liên quan ở những bài dưới đây nhé.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Amino axit
Back to top button
Close