Vật lí 10

Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 3 Vật lý 10

Hôm nay HocThatGioi sẽ gửi đến các bạn bài viết Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 2 Vật lý 10 – đây là phần nội dung quan trọng trong chương trình học Vật lý 10 nói riêng và Vật lý THPT nói chung. Hãy cùng HocThatGioi khám phá ngay thôi nhé!

Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều đầy đủ chi tiết nhất - Bài 3 Vật lý 10
Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 3 Vật lý 10

I. Vận tốc tức thời – Chuyển động thẳng biến đổi đều

1. Độ lớn của vận tốc tức thời

Định nghĩa: là độ lớn của vận tốc tức thời của xe tại M. Nó cho ta biết tại M xe chuyển động nhanh hay chậm.

Công thức tính vận tốc tức thời
v= \frac { \Delta s}{ \Delta t}
Trong đó:
v là vận tốc tức thời (m/s)
\Delta s là độ chênh lệch về quãng đường (m)
\Delta t là độ chênh lệch về thời gian (s)

Ví dụ: Trên một xe máy đang chạy thì đồng hồ tốc độ (còn gọi là tốc kế) trước mặt người lái xe chỉ độ lớn của vận tốc tức thời của xe.

2. Véc tơ vận tốc tức thời

Định nghĩa: là đại lượng đặc trưng cho chuyển động về sự nhanh, chậm và về phương, chiều.

Đặc điểm:

  • Gốc: tại vật chuyển động;
  • Hướng: là hướng của chuyển động
  • Độ dài: tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ lệ xích nào đó.

3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Định nghĩa: là chuyển động thẳng trong đó vận tốc tức thời hoặc tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo thời gian.

Phân loại:

Dựa vào biến thiên vận tốc, ta phân thành hai loại:

  • Chuyển động thẳng nhanh dần đều: Có độ lớn của vận tốc tức thời tăng dần đều theo thời gian.
  • Chuyển động thẳng chậm dần đều: Có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.

Lưu ý: Khi nói vận tốc của vật tại vị trí hoặc thời điểm nào đó, ta hiểu đó là vận tốc tức thời.

=> Xem thêm Lý thuyết và bài tập chuyển động thẳng đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 2 Vật lý 10

II. Chuyển động thẳng nhanh dần đều

Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều

Khái niệm: Hệ số tỉ lệ a là một đại lượng không đổi và gọi là gia tốc của chuyển động

Công thức tính gia tốc
a=\frac {\Delta v}{\Delta s}
Trong đó:
a là gia tốc (m/s^2)
\Delta v là độ chênh lệch về vận tốc (m/s)
\Delta s là độ chênh lệch về quãng đường (m)

Ý nghĩa: cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.

Lưu ý: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều thì gia tốc luôn luôn không đổi.

Véc tơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều

Vì vận tốc là đại lượng véc tơ nên gia tốc cũng là đại lượng véc tơ

\overrightarrow{a} = \frac {\overrightarrow{v} - \overrightarrow{v_0}}{t-t_0}=\frac { \Delta \overrightarrow{v} }{ \Delta t}

Đặc điểm:

  • Gốc: Có gốc tại vật chuyển động;
  • Phương, chiều: có phương, chiều trùng với phương, chiều của véc tơ vận tốc.
  • Độ dài: tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ lệ xích nào đó.

Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều

Công thức tính vận tốc
v=v_0+at
Trong đó:
v là vận tốc lúc sau (m/s)
v_0 là vận tốc ban đầu (m/s)
a là gia tốc (m/s^2)
t là thời gian (s)

Đồ thị vận tốc, thời gian

Khái niệm: Là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của vận tốc tức thời theo thời gian gọi.

Đó là đổ thị ứng với công thức v=v_0+at, trong đó v coi như một hàm số của thời gian t. Đồ thị có dạng một đoạn thẳng như sau:

Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều đầy đủ chi tiết nhất - Bài 3 Vật lý 10 3

Đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều

Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều
S = v_0.t + \frac {1}{2}.a.t^2 (m)
Trong đó:
S là quãng đường đi được (m)
v_0 là vận tốc ban đầu (m/s)
a là gia tốc (m/s^2)
t là thời gian (s)
Công thức liên hệ giữa a, v và s của chuyển động thẳng nhanh dần đều
v^2-v_0^2=2aS
Trong đó:
S là quãng đường đi được (m)
v_0 là vận tốc ban đầu (m/s)
v là vận tốc sau (m/s)
t là thời gian (s)
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đều
x=x_0 + v_0.t + \frac {1}{2}.a.t^2
Trong đó:
S là quãng đường đi được (m)
x là vị trí sau (m)
x_0 là vị trí ban đầu của vât (m)
v_0 là vận tốc ban đầu (m/s)
a là gia tốc (m/s^2)
t là thời gian (s)

III. Chuyển động thẳng chậm dần đều

Công thức tính gia tốc chuyển động thẳng chậm dần đều

Công thức tính gia tốc
a= \frac {\Delta v}{\Delta t}=\frac {v-v_0}{t}
Trong đó:
a là gia tốc (m/s^2)
\Delta v là độ chênh lệch về vận tốc (m/s)
\Delta t là độ chênh lệch về thời gian (s)

Véc tơ gia tốc chuyển động thẳng chậm dần đều : tương tự như véc tơ gia tốc của chuyển động nhanh dần đều chỉ khác véc tơ gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều ngược chiều với véc tơ vận tốc.

Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều  

Công thức
v=v_0+at
Trong đó:
v là vận tốc (m/s)
v_0 là vận tốc ban đầu (m/s)
a là gia tốc (m/s^2)
t là thời gian (s)

Đồ thị vận tốc – thời gian có dạng như hình sau:

Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều đầy đủ chi tiết nhất - Bài 3 Vật lý 10 4

Đường đi và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều

Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng chậm dần đều
S = v_0.t + \frac {1}{2}.a.t^2 (m)
Trong đó:
S là quãng đường đi được (m)
v_0 là vận tốc ban đầu (m/s)
a là gia tốc (m/s^2)
t là thời gian (s)
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều
x=x_0 + v_0.t + \frac {1}{2}.a.t^2
Trong đó:
S là quãng đường đi được (m)
x là vị trí sau (m)
x_0 là vị trí ban đầu của vât (m)
v_0 là vận tốc ban đầu (m/s)
a là gia tốc (m/s^2)
t là thời gian (s)

Lưu ý: Khác với chuyển động thẳng nhanh dần đều thì trong hai công thức trên thì a ngược dấu với v_0

Như vậy, bài viết về Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều đầy đủ chi tiết nhất – Bài 3 Vật lý 10 của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn tiếp thu được các kiến thức bổ ích. Đừng quên Like và Share để HocThatGioi ngày càng phát triển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi hết bài viết.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Vật Lý – Chuyển động thẳng biến đổi đều
Back to top button
Close