Lý thuyết phân bón hoá học hay và chi tiết nhất
Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ đến với một khái niệm rất quen thuộc mà chúng ta hay gặp đó là phân bón hoá học. Phân bón hoá học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng. Còn phân bón hoá học gồm những loại nào thì hãy theo dõi hết bài viết cùng HocThatGioi để nắm được những kiến thức mới về phân bón hoá học nhé.
1. Phân đạm
Nguyên tố dinh dưỡng: Ni tơ
Dạng ion đồng hoá: ion NO_{3}^{-} và NH_{4}^{+}
Tác dụng:
- Tăng cường quá trình sinh trưởng của cây trồng.
- Tỉ lệ protêin thực vật tăng.
- Cây phát triển mạnh, tăng sản lượng, củ quả có nhiều dinh dưỡng.
- Phân đạm có tác dụng rất lớn đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.
Độ dinh dưỡng: đánh giá thông quá % Nitơ có trong phân.
Để phân loại phân đạm ta dựa vào thành phần hoá học: phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân đạm urê.
1.1 Phân đạm Amoni
Trong tành phần phải chứa các gốc amoni NH_{4}^{+}như: NH_{4}CL, (NH_{H})_{2}SO_{4}, NH_{4}NO_{3},...
Điều chế: Cho amoniac tác dụng với axit tương ứng
Ví dụ:
NH_{3} + HCL \rightarrow NH_{4}Cl\\2NH_{3} + H_{2}SO_{4} \rightarrow (NH_{4})_{2}SO_{4}\\NH_{3} + HNO_{3} \rightarrow NH_{4}NO_{3}Tính chất: vì thành phần chứa muối tan nên dễ tan trong nước, dễ chảy rửa, do đó cây dễ dàng hấp thu nhưng cũng dễ bị rửa trôi.
Phân đạm amoni sử dụng cho đất ít chua.
Giải thích: Trong thành phần của phân amoni có chứa gốc bazo yếu là NH_{4}^{+}, bị thuỷ phân trong nước tạo môi trường có tính axit, làm tăng độ chua cho đất.
1.2 Phân đạm Nitrat
Trong thành phần phải chứa các gốc nitrat NO_{3}^{-} như: NaNO_{3}, Ca(NO_{3})2, ...
Điều chế: muốn cacbonat kim loại (MCO_{3}) tác dụng với HNO_{3}
Tính chất: vì thành phần chứa muối tan nên dễ tan trong nước, dễ chảy rửa, do đó cây dễ dàng hấp thu nhung cũng dễ bị rửa trôi, tương tự phân amoni.
1.3 Urê
Công thức phân tử: (NH_{2})_{2}CO, 46\%N
Điều chế: CO_{2} + 2NH3 \rightarrow (NH_{2})_{2}CO + H_{2}O
Ion cây trồng đồng hoá: NH_{4}^{+}
Bị phân huỷ dưới tác dụng của vi sinh vật sinh ra amoniac.
Tác dụng với nước tạo ra muối cacbonat: (NH_{2})_{2}CO + 2H_{2}O \rightarrow (NH_{4})_{2}CO_{3}
Tính chất: là chất rắn màu trắng, ta tốt trong nước
Trong 3 loại phân đạm trên, hàm lượng N trong phân urê là cao nhất nên là loại phân đạm tốt nhất nên được sử dụng nhiều.
Không dùng phân này cho đất kiềm vì:
(NH_{2})_{2}CO + 2H_{2}O \rightarrow (NH_{4})_{2}CO_{3}\\(NH_{4})_{2}CO_{3} \rightarrow 2NH_{4}^{+} + CO_{3}^{2-}\\NH_{4}^{+} + OH^{-} \rightarrow NH_{3} + H_{2}ONH_{3} không phải là dạng câu trồng hấp thụ
Urê được sử dụng rộng rãi vì urê trung tính và hàm lượng Nitơ cao
Giai đoạn sinh trưởng của cây đòi hỏi nhiều phân đạm hơn nhưng giai đoạn khác
2. Phân lân
Nguyên tố dinh dưỡng: photpho.
Dạng ion: ion photphat PO_{4}^{3-}
Tác dụng: ở thời kì sinh trưởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Được bón phân lân giúp cành lá xum xuê, hạt chắc, quả củ to.
Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng \%P_{2}O_{5}tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.
Phân lân gồm: supephotphat và phân lân nung chảy,…
2.1 Supephotphat
Bao gồm: supephotphat đơn và supephotphat kép.
Thành phần chính: Ca(H_{2}PO_{4})_{2} (canxi dihidrophotphat)
2.1.1 Supephotphat đơn
Chứa khoảng 14 - 20\% P_{2}O_{5}
Điều chế: Cho quặng photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.
Dạng ion cây trồng đồng hoá: H_{2}PO_{4}^{-}
CaSO_{4} không tan trong nước, là phần không có ích, làm rắn đất.
2.1.2 Supephotphat kép
Chứa khoảng 40-50\% P_{2}O_{5} cao hơn so với supephotphat đơn.
Điều chế: Cho quặng photphorit hoặc quặng apatit tác dụng với axit sunfuric đặc theo 2 giai đoạn:
Vì điều chế theo 2 giai đoạn nên CaSO_{4}đã được loại bỏ, hàm lượng P_{2}O_{5} sẽ cao hơn và đất trồng không bị rắn.
2.2 Phân lân nung chảy
Nguyên liệu: bột quặng apatit, đá xà vân (thành phần chính gồm magie silicat) và than cốc.
Quy trình: cho hỗn hợp nguyên liệu vào lò đứng trên 10000C. Sản phẩm nóng chảy từ lò được làm lạnh nhanh bằng nước, sau đó sấy khô và nghiền nát thành bột.
Thành phần chính: hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie.
Hàm lượng: chứa 12-14\% P2O5.
Thích hợp cho đất chua vì các muối này không tan trong nước, đất chua có tính axit nên có khả năng hoà tan chúng.
3. Phân Kali
Nguyên tố dinh dưỡng: kali dưới dạng K^{+}.
Tác dụng: thúc đẩy quá trình tạo đường, bột, chất xơ, chất dầu; tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
Độ dinh dưỡng được đánh giá qua \% K_{2}O.
Hai muối được sử dụng nhiều để làm phân kali là KCl (kali clorua), K_{2}SO_{4} (kali sunfat).
Tro thực vật cũng là phân kali vì chứa K_{2}CO_{3}
4. Một số loại phân bón khác
Ngoài các loại phân bón trên, dưới đây sẽ là một số loại phân bons khác.
4.1 Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản.
Phân hỗn hợp: Chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp (NH<sub>4</sub>)_{2}HPO_{2} và KNO_{3}.
Khi trộn lẫn các loại phân bón với tỉ lệ N:P:K khác nhau ta thu được phân hỗn hợp, tuỳ theo loại đất và cây trồng.
Phân phức hợp: hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học các chất.
Ví dụ: amophot là hỗn hợp các muối NH_{4}H_{2}PO_{2} và (NH_{4})_{2}HPO_{2}, thu được khi cho amoniac tác dụng với axit photphoric
4.2 Phân vi lượng
Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như bo, kẽm mangan, đồng, molipden,... ở dạng hợp chất.
Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ loại phân bón này để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,...
Các nguyên tố trên đóng vai trò như những vitamin cho thực vật.
Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ.
Loại phân bón này chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng quy định sẽ có hại cho cây.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết phân bón hoá học hay và chi tiết nhất. Nếu thấy bài viết hay, bổ ích hãy chia sẻ ngay cho bạn bè của mình để cùng nhau học giỏi nhé! Chúc các bạn học tốt!