Lý thuyết về ancol chi tiết nhất
Xin chào các bạn, trong bài này HocThatGioi sẽ đưa ra lý thuyết về ancol chi tiết nhất. Đây là phần lý thuyết được HocThatGioi tóm tắt dễ hiểu nhất. Hãy đồng hành cùng chúng mình nhé!
1. Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp ancol
1.1 Định nghĩa
Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hyđroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no, công thức R(OH)_n
1.2 Phân loại
Tùy thuộc vào công thức cấu tạo của ancol thì ta có loại ancol khác nhau.
Theo gốc hiđrocacbon: ancol no, ancol không no, ancol thơm.
Ví dụ:
CH_3OH, CH_2=CHCH_2OH, C_6H_5CH_2OH
Theo số lượng nhóm hyđroxyl: ancol đơn chức, ancol đa chức.
Ví dụ:
CH_3OH, C_2H_4(OH)_2,C_3H_5(OH)_3
Bậc của ancol bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm -OH
Nhóm -OH có thể dính vào cacbon bậc 1, bậc 2, bậc 3 để thành ancol bậc 1, bậc 2, bậc 3.
1.3 Đồng phân
Ta có các dạng đồng phân của ancol như sau:
- Mạch cacbon khác nhau
- Vị trí của các nhóm -OH khác nhau
- Ngoài ra ancol đơn chức còn có đồng phân là ete: R-O-R^{'}
Ví dụ: Viết các đồng phân của C_3H_8O:
CH_3CH_2CH_2OH: propan-1-ol
(CH_3)_2CHOH: propan-2-ol
CH_3CH_2OCH_3: etyl metyl ete
1.4 Danh pháp
Tên gốc chức: Ancol + tên gốc hidrocacbon + ic
Ví dụ:
CH_3CH_2OH: ancol etylic
CH_3OH: ancol metylic
Tên thay thế: số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh – tên mạch chính – số chỉ vị trí nhóm -OH + ol
Mạch chính là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm -OH
Đánh số thứ tự nguyên tử C mạch chính bắt đầu từ phía gần nhóm -OH hơn
Ví dụ:
C_2H_4(OH)_2: etanđiol
2. Tính chất vật lí và tính chất hóa học ancol
2.1 Tính chất vật lí
Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđcacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro \rightarrow Ảnh hưởng đến độ tan.
Từ C_1 đến C_{12} ancol ở thể lỏng (khối lượng riêng d < 1), từ C_{13} trở lên ở thể rắn.
C_1 đến C_3 tan vô hạn trong nước vì có liên kiết H với nước.
Các poli như etylen glicol, glixerol thường sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol đều cao hơn so với các hiđrocacbon có khối lượng mol phân tử tương đương, do tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử ancol với nhau và giữa các phân tử ancol với nước.
2.2 Tính chất hóa học
2.2.1 Phản ứng thế H
Phản ứng thế với kim loại mạnh (Na,K,...)
C_nH_{2n+2-z}(OH)_z+zNa \rightarrow C_nH_{2n+2-z}(ONa)_z+\frac{z}{2}H_2
Ví dụ:
C_2H_5OH+Na \rightarrow C_2H_5ONa + \frac{1}{2}H_2
Phản ứng của ancol đa chức
Các ancol có ít nhất 2 nhóm -OH liên kết với các nguyên tử C liền kề sẽ có phản ứng với Cu(OH)_2 tạo phức chất màu xanh đặc trưng:
2C_3H_5(OH)_3+Cu(OH)_2 \rightarrow (C_3H_7O_3)_2Cu+2H_2O
Như chất sau OHCH_2CH_2CH_2OH sẽ không có phản ứng với Cu(OH)_2 vì hai nhóm -OH không nằm liền kề nhau
2.2.3 Phản ứng thế nhóm OH
Phản ứng với HX\, \, (HCl , H_2SO_4, HNO_3)
ROH+HX \rightarrow RX+ H_2O
Ví dụ:
C_2H_5OH+HCl_{d} \rightarrow C_2H_5Cl+H_2O
Phản ứng tách nước từ hai phân tử ancol tạo ete
n ancol \Rightarrow \frac{n(n+1)}{2} ete
Ví dụ: Từ hai ancol C_2H_5OH, CH_3OH sẽ tạo ra 3 ete
2C_2H_5OH \rightarrow C_2H_5OC_2H_5 + H_2O (H_2SO_4,140^0C)
2CH_3OH \rightarrow CH_3OCH_3 + H_2O (H_2SO_4,140^0C)
C_2H_5OH + CH_3OH \rightarrow C_2H_5OCH_3 + H_2O (H_2SO_4,140^0C)
2.2.4 Phản ứng tách nước từ một phân tử ancol tạo anken
CH_3CH_2OH \overset{H_2SO_4,170^0C}{\rightarrow} CH_2=CH_2+H_2O
Phản ứng tách nước tuân theo qui tắc Zaixep: Nhóm -OH bị tách cùng với nguyên tử H ở nguyên tử cacbon bên cạnh có bậc cao hơn.
2.2.5 Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn bằng CuO
Ancol bậc 1 bị oxi hóa thành anđehit:
R-CH_2OH+CuO \overset{t^0}{\rightarrow} R-CHO+Cu+H_2O
CH_3OH+CuO \overset{t^0}{\rightarrow} HCHO + Cu+H_2O
Ancol bậc 2 bị oxi hóa thành xeton:
(CH_3)_2CHOH+CuO \rightarrow (CH_3)_2CO + Cu+H_2O
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn bằng O_2
C_nH_{2n+2-2k}O_z \overset{+O_2, t^0}{\rightarrow} nCO_2 + (n+1-k)H_2O
Khi k=0 \Rightarrow ancol no, n_{ancol}=n_{H_2O}-n_{CO_2}
3. Điều chế và ứng dụng của ancol
3.1 Điều chế
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp etanol từ etilen có sẵn sau quá trình lọc dầu
Anken + H_2O \overset{t^0}{\rightarrow} ancol
Phương pháp sinh hóa: Từ các nguồn nguyên liệu chứa nhiều tinh bột trong tự nhiên ( gạo, lúa mì,…) sau quá trình lên men thu được etanol
(C_6H_5OH)_n \xrightarrow[+H_2O]{t^0, xt} C_6H_{12}O_6 \overset{enzim}{\rightarrow} C_2H_5OH
3.2 Ứng dụng
Ancol ứng dựng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, y tế, động cơ,….
Trên đây là lý thuyết về ancol chi tiết . Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang lại thêm các kiến thức về ancol cho bạn. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt!