Hoá Học 12

Lý thuyết về oxit kim loại cực chi tiết

Xin chào các bạn, bài viết hôm nay HocThatGioi xin giới thiệu đến các bạn bài Lý thuyết về oxit kim loại. Bài viết dưới đây trình bày chi tiết cho các bạn về lý thuyết oxit kim loại: Định nghĩa, cách gọi tên các oxit kim loại và tính chất hóa học của oxit kim loại. Hãy theo dõi và nắm vững hơn nhé!

1. Định nghĩa

Định nghĩa: Oxit kim loại là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi nguyên tố còn lại là nguyên tố kim loại. Mỗi oxit kim loại tương ứng với một bazo

Ví dụ: CaO, CuO, Fe2O3 ,…

Công thức chung: M2Ox

2. Cách gọi tên các oxit kim loại

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: K2O: kali oxit

Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì:

Tên oxit = tên nguyên tố( kèm theo hóa trị) + oxit

Ví dụ: FeO: sắt(II) oxit ; Fe2O3 : sắt(III) oxit

3. Tính chất hóa học của oxit kim loại

Tính chất hóa học của oxit kim loại gồm oxit bão phản ứng với nước, oxit bazo phản ứng với axit, oxit bazo phản ứng với oxit axit.

3.1 Oxit bazo phản ứng với nước

Chỉ có oxit bazo của những kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ mới tác dụng được với nước. Những oxit bazo tác dụng được với nước sẽ tan trong nước. Khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazo tương ứng. Điển hình là các oxit bazo như Na2O, K2O, CaO, BaO,….

Công thức chung được thể hiện:

M_{2}O_{x} + xH_{2}O \to 2M(OH)_{x}

Ví dụ: Na_{2}O + 2H_{2}O \to 2NaOH

Trong đó x là hóa trị của kim loại trong bazo. M(OH)n tan được trong nước tạo thành dung dịch bazo hay còn gọi là dung dịch kiềm. Thử dung dịch này với quỳ tím thì quỳ tím chuyển sang màu xanh, khi nhỏ phenolphtalein thì dung dịch không màu chuyển sang màu hồng.

3.2 Oxit bazo tác dụng với axit

Phần lớn oxit bazo đều tác dụng với axit tạo ra muối và nước.

Phương trình phản ứng chung : Oxit bazo + Axit \to Muối + Nước

Ví dụ

  • Na_{2}O + 2HCl \to 2NaCl + H_{2}O
  • Fe_{2}O_{3} + H_{2}SO_{4} \to Fe_{2}(SO_{4})_{3} + H_{2}O

3.3 Oxit bazo tác dụng với oxit axit

Chỉ có một số loại oxit bazo tác dụng được với oxit axit tạo ra muối, thường các oxit bazo tác dụng được là các oxit bazo tan được trong nước.

Phương trình phản ứng chung : Oxit bazo + Oxit axit \to Muối

Ví dụ:

  • Na_{2}O + SO_{2} \to Na_{2}SO_{3}
  • CaO + CO_{2} \to CaCO_{3}

Đặc biệt, Al2O3 và ZnO là hai oxit lưỡng tính. Oxit lưỡng tính là oxit vừa có thể tác dụng được với axit vừa tác dụng được với bazo.

Ví dụ:

  • Al_{2}O_{3} + 6HCl \to 2AlCl_{3} + 3H_{2}O
  • Al_{2}O_{3} + 2NaOH \to 2NaAlO_{2} + H_{2}O

Tham khảo một số bài tập để hiểu bài hơn nhé.

1. Đâu không phải là tính chất hóa học của oxit bazo ?
2. Phương trình nào dưới đây là phương trình sai?
3. Dãy nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh ?
4. Những oxit bazo nào sau đây tan được trong nước ?
5. Oxit nào sau đây là oxit kim loại?

Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết của HocThatGioi về Lý thuyết về oxit kim loại. Qua bài viết hi vọng các bạn hiểu hơn về lý thuyết oxit kim loại. Nếu các bạn thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè để cùng học tập thật tốt nhá.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Hóa – Tính chất và dãy điện hóa kim loại
Back to top button
Close