Toán lớp 12

Lý thuyết Hàm số mũ – Hàm số Lôgarit chi tiết nhất

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ đi đến một khái niệm là Hàm số mũ – Hàm số Lôgarit. Là khái niệm mà chúng ta sẽ hay gặp trong các đề thi. Vì vậy hôm nay HocThatGioi sẽ đem đến cho các bạn bài học Lý thuyết Hàm số mũ – Hàm số Lôgarit chi tiết nhất. Hãy cùng HocThatGioi theo dõi hết bài viết hôm nay nhé.

1. Lý thuyết Hàm số mũ

Sau đây là khái niệm, đạo hàm,.. của hàm số mũ

1.1 Định nghĩa hàm số mũ

Cho số thực dương a khác 1.

Hàm số y = a^{x} được gọi là hàm số mũ cơ số a.

Ví dụ: y = 3^{x} là hàm số mũ cơ số 3

1.2 Đạo hàm của hàm số mũ

Ta thừa nhận công thức : \lim_{t \to 0}\frac{e^{t} - 1}{t} = 1

Định lý 1: Hàm số y = e^{x} có đạo hàm tại mọi x và:

Đạo hàm y = e^{x}
(e^{x})’ = e^{x}
Lưu ý: Công thức đạo hàm của hàm hợp đối với hàm số e^{u} (u = u(x))(e^{u})’ = u’.e^{u}

Ví dụ: (e^{2x})' = (2x)'e^{2x} = 2e^{2x}

Định lý 2: Hàm số y = a^{x} (a > 0, a\neq 1) có đạo hàm tại mọi x và:

Đạo hàm y = a^{x}
(a^{x})’ = a^{x}\ln a

Ví dụ: (3^{x})' = 3^{x}\ln a

Lưu ý: Đối với hàm hợp y = a^{u(x)}, ta có : (a^{u})’ = a^{u}\ln a.u’

Ví dụ: (8^{x^{2} + x + 1})' = 8^{x^{2} + x + 1}.(x^{2} + x + 1)' = (2x + 1)8^{x^{2} + x + 1}

1.3 Khảo sát hàm số mũ

Dưới đây là khảo sát hàm mũ y = a^{x}, a > 1 và hàm số mũ y = a^{x}, 0 < a < 1.

y = a^{x}, a > 1 y = a^{x}, 0 < a < 1
1. Tập xác định: \mathbb{R} 1. Tập xác định: \mathbb{R}
2. Sự biến thiên: y' = a^{x}\ln a > 0 \forall x 2. Sự biến thiên: y' = a^{x}\ln a < 0 \forall x
3. Giới hạn đặc biệt: \lim_{x \to -\infty}a^{x} = 0, \lim_{x \to +\infty}a^{x}= +\infty 3. Giới hạn đặc biệt: \lim_{x \to -\infty}a^{x} = +\infty, \lim_{x \to +\infty}a^{x}= 0
4. Tiềm cân:
Trục Ox là tiệm cận ngang
4. Tiềm cân:
Trục Ox là tiệm cận ngang
5. Bảng biến thiên
Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 9

5. Bảng biến thiên
Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 10
6. Đồ thị

Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 11
6. Đồ thị
Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 12
Bảng I: Khảo sát hàm số y = a^{x}

2. Lý thuyết Hàm số Lôgarit

Sau đây là khái niệm, đạo hàm,… của hàm số Lôgarit

2.1 Khái niệm hàm số Lôgarit

Cho số thực dương a \neq 1.

Hàm số y = \log_{a}x được gọi là hàm số lôgarit cơ số a.

Ví dụ: y = \log_{\sqrt{2}}x là hàm số lôgarit cơ số \sqrt{2}

2.2 Đạo hàm của hàm số lôgarit

Định lý 3: Hàm số y = \log_{a}x (a > 0, a \neq 1) có đạo hàm tại mọi x > 0 và:

Đạo hàm y = \log_{a}x
(log_{a}x)’ = \frac{1}{x\ln a}

Ví dụ: (\log_{3}x)' = \frac{1}{x\ln 3}

Đặc biệt: (\ln x)' = \frac{1}{x}

Lưu ý: Đối với hàm hợp y = \log_{a}u(x), ta có: (\log_{a}u)’ = \frac{u’}{u\ln a}

Ví dụ: (\log_{3}(x^{2} + 3x))' = \frac{2x + 3}{(x^{2} + 3x)\ln 3}

2.3 Khảo sát hàm số Lôgarit

Dưới đây là khảo sát hàm số y = \log_{a}x.

y = \log_{a}x, a > 1 y = \log_{a}x, 0 < a < 1
1. Tập xác định: (0;+\infty) 1. Tập xác định: (0;+\infty)
2. Sự biến thiên: y' = \frac{1}{x\ln a} > 0, \forall x > 0 2. Sự biến thiên: y' = \frac{1}{x\ln a} < 0, \forall x > 0
3. Giới hạn đặc biệt:
\lim_{x \to 0^{+}}\log_{a}x = -\infty
\lim_{x \to +\infty}\log_{a}x = +\infty
3. Giới hạn đặc biệt:
\lim_{x \to 0^{+}}\log_{a}x = +\infty
\lim_{x \to +\infty}\log_{a}x = -\infty
4. Tiệm cận:
Trục Oy là tiệm cận đứng
4. Tiệm cận:
Trục Oy là tiệm cận đứng
5. Bảng biến thiên
Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 13
5. Bảng biến thiện
Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 14
6. Đồ thị
Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 15
6. Đồ thị
Lý thuyết Hàm số mũ - Hàm số Lôgarit chi tiết nhất 16
Bảng II: Khảo sát hàm số y = \log_{a}x

3. Bảng đạo hàm của các hàm số luỹ thừa, mũ, lôgarit

Hàm sơ cấpHàm hợp (u = u(x))
(x^{\alpha})' = \alpha x^{\alpha - 1}
(\frac{1}{x})' = \frac{-1}{x^{2}}
(\sqrt{x})' = \frac{1}{2\sqrt{x}}
(u^{\alpha})' = \alpha u^{\alpha - 1}.u'
(\frac{1}{u})' = \frac{-u'}{u^{2}}
(\sqrt{u})' = \frac{u'}{2\sqrt{u}}
(e^{x})' = e^{x}
(a^{x})' = a^{x}\ln a
(e^{u})' = u'.e^{u}
(a^{u})' = a^{u}\ln a.u'
(\ln |x|)' = \frac{1}{x}
(\log_{a}|x|)' = \frac{1}{x\ln a}
(\ln |u|)' = \frac{u'}{u}
(\log_{a}|u|)' = \frac{u'}{u\ln a}
Bảng III: Đạo hàm số luỹ thừa, mũ, lôgarit


Trên đây là bài viết Lý thuyết Hàm số mũ – Hàm số Lôgarit chi tiết nhất mà HocThatGioi đã đem đến cho các bạn. Qua bài viết này, Các bạn cùng theo dõi các bài viết tiếp theo về chương Hàm số mũ – Hàm số logarit để có một nền tảng thật vững chắc nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt.

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Hàm số mũ và hàm logarit
Back to top button
Close