Tổng hợp các công thức tính đạo hàm đầy đủ nhất
Trong bài viết này, HocThatGioi sẽ tổng hợp các công thức tính đạo hàm của các hàm số: lượng giác, logarit, mũ, … để các bạn có thể học và ghi nhớ để vận dụng khi giải quyết các bài tập liên quan. Cùng HocThatGioi tìm hiểu ngay nhé!
1. Đạo hàm của hàm số logarit
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các công thức tính đạo hàm đối với các hàm số logarit.
Đối với hàm số logarit, ta có các công thức tính đạo hàm như sau:
\left ( log_{a}x \right )'=\frac{1}{x.lna} | \left ( log_{a}u \right )'=\frac{u'}{u.lna} |
\left ( lnx \right )'=\frac{1}{x} | \left ( lnu \right )'=\frac{u'}{u} |
a. y= log_{5}x.
b.y=ln(2x+1)
c.y= log_{2}(x^2+7).
a. Ta có: y’=\left ( log_{5}x \right )’=\frac{1}{x.ln5}
b. Ta có: y’=\left ( ln(2x+1) \right )’=\frac{2}{2x+1}
c. Ta có: y’=\left ( log_{2}(x^2+7) \right )’=\frac{2x}{(x^2+7).ln2}
2. Đạo hàm của hàm số mũ
Tiếp đến, hãy cùng HocThatGioi tìm hiểu công thức tính đạo hàm của các hàm số mũ.
Đối với hàm số mũ, ta có các công thức tính đạo hàm như sau:
\left ( x^{\alpha } \right )'=\alpha .x^{\alpha -1} | \left ( u^{\alpha } \right )'=u'.\alpha .u^{\alpha -1} |
\left ( a^{x} \right )'=a^{x}.lna | \left ( a^{u} \right )'=u'.a^{u}.lna |
\left ( e^{x} \right )'=e^{x} | \left ( e^{u} \right )'=u'.e^{u} |
a. y=(x+5)^{3}
b. y=7^{4x-5}
c. y=e^{x^2-6x+2}
a. Ta có: y’=((x+5)^{3})’=3.(x+5)’.(x+5)^2=3.(x+5)^2
b. Ta có: y’=(7^{4x-5})’=(4x-5)’.7^{4x-5}.ln7=4.7^{4x-5}.ln7
c. Ta có: y’=(e^{x^2-6x+2})’=(x^2-6x+2)’.e^{x^2-6x+2}=(2x-6).e^{x^2-6x+2}
3. Đạo hàm của hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đạo hàm của hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối.
Đối với các hàm số chứa dấu giá trị tuyệt đối, ta có các công thức tính đạo hàm như sau:
\left ( \left|x \right| \right )'=\left\{\begin{matrix} 1 & \ khi \ x>0 \\ -1 & khi \ x<0 \\ \end{matrix}\right. | \left ( \left|u(x) \right| \right )'=\left\{\begin{matrix} \left ( u(x) \right )' & khi \ u(x)>0 \\ \left ( -u(x) \right )' & khi \ u(x)<0 \\ \end{matrix}\right. |
Ta có: y’=(\left|x^2-3x+2 \right|)’=\left\{\begin{matrix} \left ( x^2-3x+2 \right )’ & khi \ x^2-3x+2>0 \\ \left ( -x^2+3x-2 \right )’ & khi \ x^2-3x+2<0 \\ \end{matrix}\right.\
= \left\{\begin{matrix} 2x-3 & khi \ x<1, x> 2 \\ -2x+3 & khi \ 1<x<2 \\ \end{matrix}\right.
4. Đạo hàm của hàm số căn
Bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đạo hàm của hàm số căn.
Đối với hàm số căn, ta có các công thức tính đạo hàm như sau:
(\sqrt{x})'=\frac{1}{2\sqrt{x}} | (\sqrt{u})'=\frac{u'}{2\sqrt{u}} |
\left ( \sqrt[n]{x} \right )'=\frac{1}{n.\sqrt[n]{x^{n-1}}} | \left ( \sqrt[n]{u} \right )'=\frac{u'}{n.\sqrt[n]{u^{n-1}}} |
a. y=\sqrt[3]{x}
b. y=\sqrt[4]{x^2+1}
a. y’=(\sqrt[3]{x})’=\frac{1}{3.\sqrt[3]{x^{3-1}}}=\frac{1}{3.\sqrt[3]{x^{2}}}
b. y’=(\sqrt[4]{x^2+1})’=\frac{(x^2+1)’}{4.\sqrt[4]{(x^2+1)^{4-1}}}=\frac{2x}{4.\sqrt[4]{(x^2+1)^3}}=\frac{x}{2.\sqrt[4]{(x^2+1)^3}}
5. Đạo hàm của các hàm số lượng giác
Hãy cùng HocThatGioi tìm hiểu về đạo hàm của các hàm số lượng giác nhé!
Đối với hàm số lượng giác, ta có các công thức tính đạo hàm như sau:
(sinx)'=cosx | (sinu)'=u'.cosu |
(cosx)'=-sinx | (cosu)'=-u'.sinu |
(tanx)'=\frac{1}{cos^{2}x} | (tanu)'=\frac{u'}{cos^{2}u} |
(cotx)'=\frac{-1}{sin^{2}x} | (cotu)'=\frac{-u'}{sin^{2}u} |
Ta có: y’=(sinx+cos2x)’=(sinx)’+(cos2x)’=cosx-2sin2x
6. Đạo hàm của các hàm số lượng giác ngược
Tiếp đến, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đạo hàm của các hàm số lượng giác ngược.
Đối với hàm số lượng giác ngược, ta có các công thức tính đạo hàm như sau:
(arcsin x)'=\frac{1}{\sqrt{1-x^2}} |
(arccos x)'=\frac{-1}{\sqrt{1-x^2}} |
(arctan x)'=\frac{1}{1+x^2} |
(arccot x)'=\frac{-1}{1+x^2} |
7. Đạo hàm của các hàm số phân số
Cuối cùng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đạo hàm của các hàm số phân số.
Đối với hàm số phân số, ta có các công thức tính đạo hàm như sau:
\left ( \frac{1}{x} \right )'=-\frac{1}{x^2} | \left ( \frac{1}{u} \right )'=-\frac{u'}{u^2} |
Ta có: \left ( \frac{1}{x^2+3} \right )’=\frac{-(x^2+3)’}{(x^2+3)^2}=\frac{-2x}{(x^2+3)^2}
Bài viết đến đây là kết thúc, hi vọng HocThatGioi đã giúp các bạn nắm vững kiến thức về các công thức tính đạo hàm. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi, chúc các bạn mạnh khỏe và học tập tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 11 – Toán – Đạo hàm
- Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm cực chi tiết
- 15 bài tập vận dụng Định nghĩa và Ý nghĩa của Đạo hàm (có đáp án chi tiết)
- 30 bài tập trắc nghiệm vận dụng các quy tắc tính đạo hàm (có đáp án)
- Đạo hàm của hàm số lượng giác chi tiết, dễ hiểu
- Quy tắc tính đạo hàm cực chi tiết, dễ hiểu
- Đạo hàm của hàm số hợp chi tiết dễ hiểu nhất
- Đạo hàm cấp hai cực chi tiết, dễ hiểu