Cách tính nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số hay nhất
Xin chào các bạn, bài học hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp tính nguyên hàm rất phổ biến mà chắc chắn rằng các bạn phải thành thạo phương pháp này mới có thể giải quyết được các bài toán nguyên hàm đó là phương pháp tính nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số. Hãy theo dõi hết bài viết cùng HocThatGioi nhé.
1. Phương pháp đổi biến số
Định lý: Cho hàm số u = u(x) có đạo hàm liên tục trên K và hàm số y = f(x) liên tục sao cho hàm hợp f(u(x)) xác định trên K. Khi đó nếu F là một nguyên hàm của f thì \int f[u(x)]u'(x)dx = F[u(x)] + C
Ví dụ minh hoạ 1:
Mà u’ = (x – 1)’ = 1. do vậy
\int (x – 1)^{10}dx = \int (x – 1)^{10}.(x – 1)dx = \int (x – 1)^{10}d(x – 1) = \frac{(x – 1)^{11}}{11} + C
Từ ví dụ trên ta có các bước gọi ý để xử lý bài toán tìm nguyên hàm theo phương pháp đổi biến như sau:
- Đặt u = g(x).
- Biến đổi x và dx về u và du
- Giaỉ bài toán dưới dạng nguyên hàm hàm hợp \int f(u)du, sau đó thay biến x vào nguyên hàm tìm được và kiểm tra lại kết quả
Ví dụ minh hoạ 2:
Đặt u = 1 – x \Rightarrow du = (1 – x)’dx = -dx
Ta có \int x^{2}(1 – x)^{7}dx = \int (1 – u)^{2}u^{7}(-1)du = -\int (u^{7} – 2u^{8} + u^{9})du = -\frac{u^{8}}{8} + \frac{2u^{9}}{9} – \frac{u^{10}}{10} + C = -\frac{(1 – x)^{8}}{8} + \frac{2(1 – x)^{9}}{9} – \frac{(1 – x)^{10}}{10} + C
2. Đổi biến với một số hàm thường gặp
Dưới đây là một số hàm thường gặp trong phương pháp đổi biến số và phượng pháp đặt biến cho từng hàm.
\int f(ax + b)^{n}xdx \Rightarrow u = ax + b | \int \sqrt[n]{f(x)}f'(x)dx \Rightarrow t = \sqrt[n]{f(x)} |
\int f(\ln x)\frac{1}{x}dx \Rightarrow u = \ln x | \int f(e^{x})e^{x}dx \Rightarrow t = e^{x} |
\int f(sinx)cosxdx \Rightarrow u = sinx | \int f(cosx)sinxdx \Rightarrow t = cosx |
\int f(tanx)\frac{1}{cos^{2}x}dx \Rightarrow u = tanx | \int f(sinx \pm cosx)(sinx \pm cosx)dx \Rightarrow t = sinx \pm cosx |
\int f(\sqrt{a^{2} - x^{2}})x^{2n}dx \Rightarrow x = asint | \int f((\sqrt{x^{2} + a^{2}})^{m})x^{2n}dx \Rightarrow x = atant |
\int f(\sqrt{\frac{a \pm x}{a \mp x }})dx \Rightarrow x = acos2t | \int \frac{dx}{\sqrt{(ax + b)(cx + d)}} \Rightarrow t = \sqrt{ax + b} + \sqrt{cx + d} |
\int R[\sqrt[S_{1}]{ax + b},..,\sqrt[S_{2}]{ax + b}]dx \Rightarrow u^{n} = ax + b | \int \frac{dx}{(a + bx^{n})\sqrt[n]{a + bx^{n}}} \Rightarrow t = \frac{1}{t} |
là bài viết Phương pháp tính nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số hay nhất mà HocThatGioi đã đem đến cho các bạn. Qua bài viết này, Các bạn cùng theo dõi các bài viết tiếp theo về chương tích phân để có một nền tảng thật vững chắc nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Nguyên hàm
- Lý thuyết về nguyên hàm – tổng hợp công thức nguyên hàm đầy đủ và chi tiết nhất
- Tổng hợp tài liệu nguyên hàm – tích phân cực hay và hữu ích
- Các dạng bài tìm nguyên hàm nhanh bằng công thức nguyên hàm hay đầy đủ nhất
- Các dạng bài tìm nguyên hàm của hàm số hữu tỉ đầy đủ chi tiết nhất
- Phương pháp – bài tập tính nguyên hàm cơ bản có điều kiện chi tiết nhất
- Phương pháp tính nguyên hàm của hàm số hữu tỉ đầy đủ nhất
- 20 câu bài tập tính nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số có lời giải chi tiết
- 20 câu bài tập tính nguyên hàm bằng phương pháp từng phần có lời giải chi tiết
- Bài toán tìm nguyên hàm bằng phương pháp từng phần đầy đủ chi tiết nhất
- Bài toán tìm nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến hay chi tiết nhất
- Phương pháp tìm nguyên hàm bằng máy tính casio cực hữu ích
- Lý thuyết nguyên hàm và Bảng công thức nguyên hàm đầy đủ nhất
- Tổng hợp bài tập tính nguyên hàm của hàm số hữu tỉ có lời giải chi tiết nhất