Dạng bài đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số cực chi tiết
Phương pháp giải dạng bài đường tiệm cận của đô thị hàm số có tham số, Bài tập về đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số.
Dạng bài đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số là dạng bài khá quan trọng trong chương đường tiệm cận của đồ thị hàm số. Các bài toán dạng này thường xuất hiện trong đề thi với mức điểm 7+. Vì vậy, muốn đạt điểm cao thì các bạn không thể không biết đến dạng toán này. Bài viết dưới đây, HocThatGioi sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp giải cũng như bài tập áp dụng về đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số.
1. Phương pháp giải dạng bài đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số
Đối với bài toán đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số, để biện luận số tiệm cận hay tìm điều kiện để đồ thị hàm số có tiệm cận thỏa mãn điều kiện nào đó, ta thường thực hiện theo các bước sau:
- Tìm điều kiện của tham số để hàm số không suy biến.
- Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số.
- Giải điều kiện của bài toán để tìm tham số.
- Kết luận.
Tuy nhiên, mỗi dạng bài đều có một đặc trưng riêng với từng cách giải khác nhau. Muốn hiểu rõ và chi tiết hơn về dạng này thì việc giải nhiều bài tập sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn về các bài toán dạng này đấy!
2. Bài tập về đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số
Các bài tập dưới đây về đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc rèn luyện trong dạng bài này đấy!
Tìm điều kiện của tham số m để đồ thị của hàm số y=\frac{(2m+1)x+3}{x+1} có đường tiệm cận đi qua điểm A(-2,7)
Tìm tổng hai số a, b để đồ thị hàm số y=\frac{(4a–b)x^2+ax+1}{x^2+ax+b–12} nhận trục hoành và trục tung làm hai tiệm cận.
Tìm tất cả các giá trị thực của m để đồ thị hàm số có hai tiệm cận ngang.
Tìm tích tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y=\frac{x–3}{mx–1} không có tiệm cận đứng.
Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để đồ thị hàm số y=\frac{x^2–3x+2}{x^2–mx–m+5} không có đường tiệm cận đứng?
Tổng tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số y=\frac{x^2+m}{x^2–3x+2} có đúng hai đường tiệm cận.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Dạng bài đường tiệm cận của đồ thị hàm số có tham số cực chi tiết. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Đường tiệm cận
- Tổng quan về đường tiệm cận của đồ thị hàm số – 3 dạng đường tiệm cận cần lưu ý
- Mẹo tìm nhanh đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số – các bài tập áp dụng
- Mẹo tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số – bài tập áp dụng
- Phương pháp tìm đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số – các bài tập áp dụng
- Cách xác định đường tiệm cận qua bảng biến thiên của hàm số – các bài tập áp dụng
- Tổng hợp tài liệu về đường tiệm cận của đồ thị hàm số cực hay và hữu ích
- Phương pháp giải và bài tập tìm đường tiệm cận của g[f(x)] khi biết f(x) cực hay
- Cách tìm đường tiệm cận của đồ thị hàm số bằng máy tính Casio cực nhanh