Toán lớp 12

Phương pháp giải thể tích hình chóp đầy đủ nhất

Xin chào các bạn, hôm nay HocThatGioi sẽ đem đến cho các bạn phương pháp tính thể tích hình chóp cho từng loại hình chóp mà các bạn hay bắt gặp nhất cũng như một số ví dụ để giúp các bạn nắm vững hơn nhưng phương pháp này. Hãy theo dõi hết bài viết để có thể giải quyết thể tích hình chóp một các dễ dàng nhé.

1. Thể tích hình chóp

Thể tích hình chóp
Thể tích hình chóp

Nếu khối chóp đã  cho có chiều cao h và diện tích đáy B thì thể tích tính theo công thức   

Thể tích hình chóp
V = \frac{1}{3}B.h
Trong đó:
V là thể tích hình chóp

Nếu khối chóp cần tính thể tích chưa biết chiều cao thì ta phải xác định được vị trí chân đường cao trên đáy. Dưới đây là các trường hợp mà chúng ta hay bắt gặp.

1.1 Chóp có cạnh bên vuông góc đáy

Chóp có cạnh bên vuông góc chiều cao chính là cạnh bên

Ví dụ minh hoạ:

Hình chóp S.ABC
Hình chóp S.ABC
Cho hình chóp S.ABCAB = a, BC = a\sqrt{3}, AC = a\sqrt{5}SA vuông góc với mặt đáy, SB tạo với đáy góc 45^{\circ}. Thể tích khối chóp S.ABC là:
    SB tạo với góc đáy 45^{\circ} nên SA = AB = a
    Áp dụng công thức Hê rông, ta có:
    S_{ABC} = \sqrt{p(p – AB)(p – AC)(p – BC)} (p = \frac{AB + BC + CA}{2}) = \frac{a^{2}\sqrt{11}}{4}.
    Vậy V_{S.ABC} = \frac{1}{3} SA.S_{AVC} = \frac{\sqrt{11}}{12} a^{3}

    1.2 Chóp có hai mặt bên vuông góc đáy

    Chóp có hai mặt bên vuông góc đáy đường cao là giao tuyến của hai mặt bên vuông góc đáy

    Ví dụ minh hoạ:

    Hình chóp S.ABCD
    Hình chóp S.ABCD
    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB = a, BC = 2a. Hai mặt bên (SAB)(SAD) vuông góc với đáy, cạnh SC hợp với đáy một góc 60^{\circ}. Tính thể tích khối chóp S.ABCD
      Ta có:
      (SAB)(SAD) vuông góc với đáy.
      Mặt khác (SAB) \frown (SAD) = SA
      \Rightarrow SA \perp (ABCD) \Rightarrow SCA = 60^{\circ} \Rightarrow SA = AC.tan60^{\circ} = \sqrt{a^{2} + (2a)^{2}}.\sqrt{3} = a\sqrt{15}
      Vậy V = \frac{1}{3}a.2a.a\sqrt{15} = \frac{2a^{3}\sqrt{15}}{3}

      1.3 Chóp có mặt bên vuông góc đáy

      Chóp có mặt bên vuông góc đáy chiều cao là chiều cao của mặt bên vuông góc đáy.

      Ví dụ minh hoạ:

      Tứ diện ABCD
      Tứ diện ABCD
      Cho tứ diện ABCDABC là tam giác đều cạnh a, tam giác BCD vuông cân tại D và nằm trong mặt phẳng vuông góc với (ABC). Tính thể tích V của khối tứ diện ABCD.
        Dựng AH \perp BC do (ABC) \perp (BCD) \Rightarrow AH \perp (BCD).
        Ta có, do \Delta ABC đều \Rightarrow AH = \frac{a\sqrt{3}}{2}S_{BCD} = \frac{1}{2}.DH.BC = \frac{a^{2}}{4}.
        Vậy V_{ABCD} = \frac{1}{3}.AH.S_{BCD} = \frac{a^{3}\sqrt{3}}{24}

        1.4 Chóp đều

        Chóp đều chiều cao hạ từ đỉnh đến tâm đa giác đáy.

        Ví dụ minh hoạ:

        Hình chóp tứ giác đều S.ABCD
        Hình chóp tứ giác đều S.ABCD
        Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a, tất cả các cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc 60^{\circ}. Thể tích của khối chóp S.ABCD là:
          Gọi H là giao điểm của AC và BD. Do S.ABCD là chóp đều nên SO \perp (ABCD)
          Theo giả thiết ta có \widehat{SAO} = \widehat{SBO} = \widehat{SCO} = \widehat{SDO} = 60^{\circ}
          Trong tam giác OBS ta có SO = OB.tan60^{\circ} = \frac{a\sqrt{6}}{2}
          Thể tích khối chóp V = \frac{1}{3}.S_{ABCD}.SO = \frac{a\sqrt{3}}{2}

          2. Bài tập tính thể tích hình chóp

          1. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình cữ nhật, SA vuông góc với mặt đáy (ABCD), AB = a, AD = 2a. Góc giữa cạnh bên SB và mặt phẳng (ABCD) bằng 45^{\circ}. Thể tích hình chóp S.ABCD bằng
          2. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật có AB = a, BC = 2a. Hai mặt bên (SAB) và (SAD) vuông góc với đáy, cạnh SC hợp với đáy một góc 60^{\circ}. Tính thể tích khối chóp S.ABCD
          3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B, AB = BC = \frac{1}{2}AD = a. Tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp S.ACD.

          Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Phương pháp giải thể tích hình chóp đầy đủ nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt dể tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

          Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Khối đa diện
          Back to top button
          Close