Toán lớp 12

Tìm trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác bằng phương pháp tọa độ

Trong bài này, HocThatGioi sẽ giới thiệu với các bạn cách tìm trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác bằng phương pháp tọa độ cực nhạnh và dễ dàng. Cùng theo dõi ngay nhé!

Tìm trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác bằng phương pháp tọa độ 2

1. Tìm trung điểm đoạn thẳng bằng phương pháp tọa độ

Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng. Để tìm tọa độ trung điểm đoạn thẳng bằng phương pháp tọa độ, ta sử dụng công thức sau:

Công thức tìm tọa độ trung điểm của đoạn thẳng
I: \left\{\begin{matrix} x_I=\frac{x_A+x_B}{2} \\ y_I=\frac{y_A+y_B}{2} \\ z_I=\frac{z_A+z_B}{2} \end{matrix}\right.
Trong đó:
I là trung điểm của AB.
Tọa độ các điểm:
I(x_I,y_I,z_I)
A(x_A,y_A,z_A)
B(x_B,y_B,z_B)

Xem ví dụ dưới đây:

Tìm trung điểm của đoạn thẳng AB biết tọa độ A và B là A(1,2,3), B(3,2,1)
    Gọi I là trung điểm AB
    \Rightarrow I: \left\{\begin{matrix} x_I=\frac{x_A+x_B}{2} \\ y_I=\frac{y_A+y_B}{2} \\ z_I=\frac{z_A+z_B}{2} \end{matrix}\right.
    \Rightarrow I: \left\{\begin{matrix} x_I=\frac{1+3}{2}=2 \\ y_I=\frac{2+2}{2}=2 \\ z_I=\frac{3+1}{2} =2 \end{matrix}\right.
    Vậy I(2,2,2) là trung điểm đoan thẳng AB

    2. Tìm trọng tâm tam giác bằng phương pháp tọa độ

    Trọng tâm của tam giác chính là giao điểm của 3 đường trung tuyến, khoảng cách từ trọng tâm tới 3 đỉnh của tam giác bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến ứng với đỉnh đó. Để tìm tọa độ trọng tâm tam giác bằng phương pháp tọa độ, ta sử dụng công thức sau:

    Công thức tìm tọa độ trọng tâm tam giác
    G: \left\{\begin{matrix} x_G=\frac{x_A+x_B+x_C}{3} \\ y_G=\frac{y_A+y_B+y_C}{3} \\ z_G=\frac{z_A+z_B+z_C}{3} \end{matrix}\right.
    Trong đó:
    G là trọng tâm tam giác ABC.
    Tọa độ các điểm:
    G(x_G,y_G,z_G)
    A(x_A,y_A,z_A)
    B(x_B,y_B,z_B)
    C(x_C,y_C,z_C)

    Xem ví dụ dưới đây:

    Tìm trọng tâm của tam giác ABC có tọa độ 3 đỉnh lần lượt là A(1,2,3), B(2,4,3), C(3,3,3)
      Gọi G là trọng tâm tam giác ABC
      \Rightarrow G: \left\{\begin{matrix} x_G=\frac{x_A+x_B+x_C}{3} \\ y_G=\frac{y_A+y_B+y_C}{3} \\ z_G=\frac{z_A+z_B+z_C}{3} \end{matrix}\right.
      \Rightarrow G: \left\{\begin{matrix} x_G=\frac{1+2+3}{3}=2 \\ y_G=\frac{2+4+3}{3}=3 \\ z_G=\frac{3+3+3}{3} =3 \end{matrix}\right.
      Vậy G(2,3,3) là trọng tâm tam giác ABC

      3. Bài tập tìm trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm tam giác bằng phương pháp tọa độ

      Thử sức ngay với những bài tập dưới đây để ôn luyện và ghi nhớ lâu hơn những công thức mà HocThatGioi vừa giới thiệu ở trên nhé!

      Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng MN biết M(2,1,3), N(-4,3,-1)
      Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng CD biết C(4,1,5), D(-2,3,-5)
      Tìm tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng AB biết A(-4,0,5), D(-2,4,1)
      Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC biết A(0,1,3), B(2,3,1), C(4,5,2)
      Tìm tọa độ trọng tâm G của tam giác ABC biết A(-2,1,3), B(-1,,3,2), C(0,2,-2)

      Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Tìm trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác bằng phương pháp tọa độ. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt dể tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

      Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Hệ toạ độ trong không gian
      Back to top button
      Close