Lý thuyết nguyên hàm và Bảng công thức nguyên hàm đầy đủ nhất
Xin chào các bạn, bài học hôm nay HocThatGioi sẽ giới thiệu tới các bạn một chuyên đề mới đó là nguyên hàm. Đây là một chuyên đề rất quan trong trong chương trình Đại số lớp 12. Với bài học hôm nay các bạn có thể nắm được các kiến thức cơ bản về nguyên hàm cũng như một số công thức nguyên hàm cơ bản. Hãy bắt đầu buổi học hôm nay nhé.
1. Khái niệm nguyên hàm
1.1 Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K. Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F'(x) = f(x) với mọi x \in K
Ví dụ: Hàm số F(x) = x^{2} là một nguyên hàm của hàm số f(x) = 2x trên (-\infty;+\infty) vì F'(x) = 2x = f(x), \forall x \in (-\infty;+\infty)
1.2 Định lý 1
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K
Ví dụ: Hàm số F(x) = x^{3} + 2 là một nguyên hàm của hàm số f(x) = 3x trên (-\infty;+\infty) vì F'(x) = 3x = f(x), \forall x \in (-\infty;+\infty)
1.3 Định lý 2
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, C là hằng số
Nhận xét: Hai định lý trên cho thấy: Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì F(x) + C, C \in \mathbb{R} là họ tất cả nguyên hàm của f(x) trên K. Ký hiệu:
Ví dụ: \int 2xdx = x^{2} + C
2. Tính chất nguyên hàm
Dưới đây là 3 tính chất của nguyên hàm.
Ví dụ 1: \int (cosx)'dx = \int (-sinx)dx = cosx + C
k là hằng số khác 0
Ví dụ 2: \int2(2x + 6)dx = 2\int(2x + 6)dx = 2(x^{2} + 6x + C)
Ví dụ 3: \int(3sinx + \frac{2}{x})dx = 3\int sinxdx + 2\int\frac{1}{x}dx = -3cosx + 2\ln x + C , \forall x > 0
3. Bảng công thức nguyên hàm
\int 0dx = C | \int kdx = kx + C |
\int x^{n}dx = \frac{x^{n + 1}}{n + 1} + C | \int (ax + b)^{n}dx = \frac{1}{a}\frac{(ax + b)^{n + 1}}{n + 1} + C |
\int\frac{1}{x} dx = \ln |x| + C | \int\frac{1}{ax + b} dx = \frac{1}{a}\ln |ax + b| + C |
\int\frac{1}{x^{2}} = -\frac{1}{x} + C | \int\frac{1}{(ax + b)^{2}} = -\frac{1}{a}.\frac{1}{ax + b} + C |
\int sinxdx = -cosx + C | \int sin(ax + b)dx = -\frac{1}{a} cos(ax + b) + C |
\int cosxdx = sinx + C | \int cos(ax + b)dx = \frac{1}{a} sin(ax + b) + C |
\int\frac{1}{sin^{2}x} dx = -cotx + C | \int\frac{dx}{sin^{2}(ax + b)} = -\frac{1}{a} cot(ax + b) + C |
\int\frac{1}{cos^{2}x} dx = tanx + C | \int\frac{dx}{cos^{2}(ax + b)} = \frac{1}{a} tan(ax + b) + C |
\int e^{x}dx = e^{x} + C | \int e^{ax + b}dx = \frac{1}{a} e^{ax + b} + C |
\int a^{x}dx = \frac{a^{x}}{\ln a} + C | \int a^{\alpha x + \beta}dx = \frac{1}{\alpha}\frac{a^{\alpha x + \beta}}{\ln a} + C |
Nhận xét: Khi thay x bằng ax + b thì khi lấy nguyên hàm nhân kết quả thêm \frac{1}{a}
Trên đây là bài viết Lý thuyết nguyên hàm và Bảng công thức nguyên hàm đầy đủ nhất mà HocThatGioi đã đem đến cho các bạn. Qua bài viết này, Các bạn cùng theo dõi các bài viết tiếp theo về chương tích phân để có một nền tảng thật vững chắc nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tố
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Nguyên hàm
- Lý thuyết về nguyên hàm – tổng hợp công thức nguyên hàm đầy đủ và chi tiết nhất
- Tổng hợp tài liệu nguyên hàm – tích phân cực hay và hữu ích
- Các dạng bài tìm nguyên hàm nhanh bằng công thức nguyên hàm hay đầy đủ nhất
- Các dạng bài tìm nguyên hàm của hàm số hữu tỉ đầy đủ chi tiết nhất
- Phương pháp – bài tập tính nguyên hàm cơ bản có điều kiện chi tiết nhất
- Phương pháp tính nguyên hàm của hàm số hữu tỉ đầy đủ nhất
- 20 câu bài tập tính nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số có lời giải chi tiết
- 20 câu bài tập tính nguyên hàm bằng phương pháp từng phần có lời giải chi tiết
- Bài toán tìm nguyên hàm bằng phương pháp từng phần đầy đủ chi tiết nhất
- Bài toán tìm nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến hay chi tiết nhất
- Phương pháp tìm nguyên hàm bằng máy tính casio cực hữu ích
- Tổng hợp bài tập tính nguyên hàm của hàm số hữu tỉ có lời giải chi tiết nhất
- Cách tính nguyên hàm bằng phương pháp đổi biến số hay nhất