Ngữ Văn 12

Hướng dẫn soạn bài Vội vàng- Xuân Diệu cực chi tiết

Vội vàng là bài thơ nổi tiếng của “ông hoàng thơ tình Việt Nam” Xuân Diệu, trong bài viết này hãy cùng HocThatGioi theo dõi bài soạn dưới đây để cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu nhé!

I. Tác giả, tác phẩm “Vội vàng”

1. Tác giả Xuân Diệu

  • Xuân Diệu (1916 –1985) là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
  • Ông được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”.
  • Cái tôi trong thơ Xuân Diệu: khao khát tận hưởng tận hiến
  • Một số tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982)…
Xuân Diệu
Tác giả Xuân Diệu

2. Tác phẩm “Vội vàng”

  • “Vội vàng” được trích từ tập “Thơ thơ” (1938) – tập thơ đầu tay của nhà thơ Xuân Diệu.
  • Nội dung chính của bài thơ Vội vàng: là ước muốn sống mãnh liệt, sống hết mình và quý trọng từng giây phút bởi vì tuổi trẻ hữu hạn, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt. Bài thơ vội vàng  thể hiện rõ ý thức cá nhân của “cái tôi” thơ mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu. Ẩn đằng sau đó quan niệm nhân sinh đầy mới mẻ và rất hiếm gặp trong những tác phẩm thơ ca truyền thống

II. Soạn bài Vội vàng

Câu 1

* Bài thơ Vội vàng chia làm 3 đoạn: 

  • Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): bộc lộ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.
  • Đoạn 2 ( từ câu 14 đến câu 29): thể hiện nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người, trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian.
  • Đoạn 3 (đoạn còn lại): lời giục giã cuống quýt, vội vàng để tận hưởng những giây phút tuổi xuân của mình giữa mùa xuân của cuộc đời, của vũ trụ.

Câu 2

* Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu thể hiện như sau:

  • Thời gian tươi đẹp, ngọt ngào (tuần tháng mật, tháng Giêng ngon như một cặp môi gần).
  • Thời gian đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ (các câu 14 → 18).- Thời gian khách quan tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn (câu 18→ 22).
  • Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Nếu các nhà thơ trung đại, quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì với Xuân Diệu mỗi phút giây trôi qua là mất đi vĩnh viễn
  • Nhà thơ vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian bởi cuộc đời quá tươi đẹp trong khi quỹ đời của con người lại ngắn ngủi.
  • Nghệ thuật tương phản: (đương tới >< đương qua, non >< già, rộng >< chật)
  • Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống.

– Từ láy “bâng khuâng” -> Sự nuối tiếc vì những tháng năm tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng

– Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan, mỗi khắc trôi qua là một sự mất mát.

* So sánh với quan niệm thời trung đại:

– Người xưa coi thời gian tuần hoàn như một vòng tròn khép kín nên ung dung, điềm tĩnh trước sự chảy trôi của kiếp người.

– Xuân Diệu coi thời gian là tuyến tính nên vô cùng nuối tiếc, lo âu.

Câu 3

– Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung:

+ đồng nội xanh rì

+ cành tơ phơ phất

+ ong bướm

+ hoa lá

+ yến anh.

+ hàng mi chớp sáng

+ thần Vui gõ cửa.

=> Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.

* Quan niệm mới về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc:

+ Hạnh phúc lớn nhất của con người là tình yêu.

+ Thời gian quý giá nhất của mỗi người là tuổi trẻ

+ Sống hết mình, sống mãnh liệt, quý trọng từng giây, từng phút.

Câu 4

∗ Đặc điểm hình ảnh của rất tươi mới và sống động, được thể hiện rõ ràng cụ thể:

– Hình ảnh quen thuộc mà tươi mới, giàu sức sống, quyến rũ.

– Ngôn từ mới mẻ, dễ hiểu và trang trọng.

– Nhịp điệu thơ theo lối tăng tiến.

∗ Xuân Diệu đã sử dụng các hình ảnh độc đáo, mới lạ:

  • Mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, cây, cỏ rạng, mùi thơm ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân hồng… kết hợp với các động từ mạnh và tính từ chỉ xuân sắc.
  • Ngôn từ của bài thơ gần với lời nói thường, nhưng được nâng cao lên thành nghệ thuật. Cách dùng từ của Xuân Diệu rất táo bạo. Cảm xúc dào dạt, mãnh liệt đã tạo nên những làn sóng ngôn từ vừa đan vào nhau, vừa cộng hưởng với nhau theo chiều tăng tiến. Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ sự đắm say, nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân của tuổi trẻ, nhiều tính từ chỉ xuân sắc, sử dụng nhiều điệp từ, điệp cú.

=> Thể hiện lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt

III. Tổng kết nghệ thuật bài Vội vàng

  • Ngôn từ táo bạo, mạch cảm xúc dạt dào, mãnh liệt
  • Nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt được tạo nên từ làn sóng dồn dập
  • Nhiều danh từ tính từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ nhiều tính từ chỉ xuân sắc, nhiều điệp từ, điệp cấu trúc

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết sọan bài thơ Vội vàng của HocThatGioi. Nếu thấy hay hãy tiếp tục ủng hộ và theo dõi các bài viết tiếp theo của HocThatGioi để tiếp thu được nhiều kiến thức hơn nhé. Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Vội vàng
Back to top button
Close