Ngữ Văn 12

Top 10 mở bài, kết bài Vội vàng cực hay, ấn tượng

Xin chào các bạn, dưới đây là 10 mẫu mở bài, kết bài Vội vàng hay nhất mà HocThatGioi đã tổng hợp chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau, hãy chọn một mở bài để bắt đầu bài phân tích gây ấn tượng với người đọc nhé. Mời các bạn cùng theo dõi!

I. Mở bài Vội vàng

Mở bài Vội vàng- Mẫu 1

Thơ là một thể loại trữ tình là sự hòa quyện của cảm xúc tâm trạng, tình cảm qua cách thể hiện nhằm thể hiện những tư tưởng tình cảm của nhân văn. Nhà văn Anatole France từng nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp tâm hồn, một con người”, điều đó thật đúng khi đến với Vội Vàng của Xuân Diệu. Qua bài thơ ta cảm nhận sâu sắc về tâm hồn chàng trai Xuân Diệu căng tràn nhựa sống. Thơ là tiếng lòng của tác giả gửi gắm vào thi phẩm, đọc một câu thơ nghĩa là ta bắt gặp một tâm hồn con người thơ mang nghĩa biểu tượng. câu thơ tuy ngắn nhưng lại chất chứa bao tình cảm, nhà thơ dùng thơ để biểu hiện cảm xúc mang tư tưởng hoài bão của con người. Đến với Tràng Giang của Huy Cận ta bắt gặp một hồn thơ buồn, sầu não trước cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, còn đến với vội vàng ta lại thấy một hồn thơ Xuân Diệu tươi trẻ tràn đầy sức sống. “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới _ Hoài Thanh”. Ông đem đến cho thơ một sức sống mới, quan niệm sống mới và những cách cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Xuân Diệu là một hồn thơ khát sống,khát yêu và khát khao giao cảm với đời. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Ông mang giọng điệu rạo rực, thiết tha và băn khoăn. Vội vàng in trong tập “thơ thơ” năm 1938, qua bài thơ thể hiện một tâm hồn Xuân Diệu rạo rực, say đắm, khát khao được hòa nhập giao cảm với đời, thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.

Mở bài Vội vàng- Mẫu 2

Người ta vẫn thường hay nói tuổi xuân giống như một cơn mưa rào. Cho dù bạn bị cảm lạnh vì tắm mưa, bạn vẫn muốn được đắm mình trong cơn mưa ấy lần nữa. Thông thường khi đã đi qua tuổi thanh xuân rồi, người ta mới cảm thấy nuối tiếc. Đúng là như vậy! Chỉ những khi mọi thứ trôi đi ta nhìn lại mới thấy nó đẹp và đáng yêu đến nhường nào. Thời gian là một thứ luôn luôn dịch chuyển, chẳng đứng lại chờ ai bao giờ. Chính vì thế nếu được sống ta hãy sống cho trọn vẹn từng khoảnh khắc, từng phút giây của một đời người. Xuân Diệu đã thể hiện đầy đủ nhất ý thức cá nhân của cái tôi mới và cũng mang đậm bản sắc riêng. Trong số những bài thơ của ông, chúng ta không thể không nhắc đến Vội Vàng. Bài thơ tiêu biểu cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi Xuân Diệu, in dấu khá đậm cho hồn thơ yêu đời, ham sống, “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. Và quan trọng hơn thế nữa, qua Vội vàng chúng ta nhận ra một quan niệm sống rất mới mẻ – bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc.

Mở bài Vội vàng- Mẫu 3

Thời gian chẳng bao giờ chiều lòng người, con người thì nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ – Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự trôi chảy của thời gian và tuổi xuân. Có lẽ thế mà nhà thơ luôn sống vội vàng, sống gấp gáp và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội Vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh thơ. 

Mở bài Vội vàng- Mẫu 4

Rót vào những vần thơ cả tâm tình của tuổi trẻ,những mật ngọt của Xuân Diệu thấm đượm vào từng câu chữ của bầu trời Thơ mới, “ ông hoàng thơ tình ấy” mang trọn cõi lòng mình gửi gắm vào thiên nhiên,vào thứ tình yêu mang tên “ cuộc đời” ấy. “ Vội vàng “ ra đời mang trong mình ước nguyện của thi sĩ,mong muốn được giao hòa đến tột cùng của nhà thơ với cuộc đời.Sắc hương mùa xuân mang theo những tiếc nuối  của nhà thơ,muốn đoạt quyền của tạo hóa để lưu giữ laj hương sắc của cuộc đời đẹp tươi.

Mở bài Vội vàng- mẫu 5

Nếu ai hỏi tôi thích nhất mùa nào trong năm, chắc chắn tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó là mùa xuân. Chắc hẳn không chỉ riêng tôi mà có biết bao tâm hồn khác khi nhắc đến mùa xuân cũng mang trong mình những rạo rực và cảm nhận riêng. Có lẽ vì thế mà mùa xuân luôn là đề tài bất tận cho bao thi sĩ say đắm và thể hiện trong sáng tác của mình. Và với Xuân Diệu cũng không ngoại lệ. Ông ghi dấu ấn với bài thơ Vội vàng được in trong tập “Thơ thơ” năm 1933 – 1938. Với một tâm hồn yêu và trái tim biết rung động, ông đã gửi gắm những khao khát, say đắm với mùa xuân, với những dự cảm về sự hữu hạn của thời gian, của sự sống mãnh liệt.

II. Kết bài Vội vàng

Kết bài vội vàng- Mẫu 1

Với giọng thơ táo bạo, đầy đắm say, lãng mạn,Vội vàng là thông điệp đầy giục giã, thôi thúc mà Xuân Diệu muốn gửi cho những người đang sống, bất luận trẻ hay già, nam hay nữ. Chúng ta chỉ được sinh ra và sống một lần duy nhất, đừng lãng phí thời gian và tuổi trẻ vào những điểu vô ích, đừng chỉ lo quanh quẩn với một cuộc sống tẻ nhạt. Hãy tích cực mở rộng tấm lòng để sống, cho và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất. Bài thơ là sự kết hợp đặc sắc, đầy hấp dẫn giữa mạch cảm xúc dâng trào, lý luận sáng tạo, ngôn từ và hình ảnh đa dạng phong phú, tất cả đã tạo nên một Vội vàng thật đẹp, thật tươi trẻ, đầy say mê.

Kết bài Vội vàng- Mẫu 2

Bước đến “ Vội vàng”, ta choáng ngợp trước chốn bồng lai tiên cảnh của thiên đường trên mặt đất mà bấy lâu nay hằng lãng quên,thưởng thức thứ hương hoa ngọt ngào của bữa tiệc trần gian mà ta vẫn thường quên lãng. Rót vào những trang văn những giọt mật thật quyến rũ,Xuân Xiệu đã đưa người đọc vào từng chặng đường của hạnh phúc,vòng tay của thi nhân đang dang ra quấn quýt,níu giữ cuộc đời.Cất lên tiếng lòng giục giã hãy sống nhanh,sống gấp,sống trọn từng phút giây để tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, “ Vội vàng” đã mang tấm lòng trần gian đến một tình yêu dạt dào nhựa sống,say đắm cảnh trời,say đắm thiên nhiên,sống vội vàng,cuống quýt…

Kết bài Vội vàng- Mẫu 3

Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đây chưa từng có. Đến với “Vội Vàng” Xuân Diệu kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng. Hãy tranh thủ lúc còn trẻ để được hưởng đầy đủ nhất. Ông không quên đi nghĩa vụ kêu gọi mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời của ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng tận hưởng. Đối với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hiện nay không phải ai cũng biết sống có ước mơ, có hoài bão, đôi khi chỉ là sống để tồn tại, sống lạc loài. Đã sống là phải biết sống có mục đích, có ước mơ, hoài bão. Khi đó ta mới nhận ra cuộc sống này ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn.

Kết bài Vội vàng- Mẫu 4

Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, rất nhân văn, một giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn. Có chất xúc giác trong thơ. Có cách dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa. “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho “Thơ mới”, thơ lãng mạn 1932-1941. Nhà thơ Xuân Diệu đã đi vào thế giới vĩnh hằng những tao nhân mặc khách, nhưng ta vẫn cảm thấy ông đang hiện diện giữa cuộc đời và hát ca:

“Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

“Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

   Em, em ơi! Tình non sắp già rồi…”

Kết bài Vội vàng- Mẫu 5

Đoạn thơ của Xuân Diệu thể hiện quan niệm sống của một nhà thơ Mới. Nó thể hiện sự trân trọng của nhà thơ với vẻ đẹp cuộc sống, tuổi trẻ, niềm vui, hạnh phúc ở cuộc đời. Đó là một quan niệm giàu giá trị nhân văn. Đoạn thơ của Tố Hữu nêu lên lẽ sống của một nhà thơ cách mạng đã nhận thức sâu sắc mối liên hệ giữa cá nhân mình với quần chúng lao khổ để chiến đấu vì một lí tưởng chung. Đó là lẽ sống cao đẹp của con người ưu tú khi được giác ngộ cách mạng. Trong khi Xuân Diệu bộc lộ tâm sự của một cái tôi vô tư trước cuộc đời thì Tố Hữu lại muốn bày tỏ một thái độ chính trị đối với xã hội. Sự khác biệt này có liên quan tới cách tham dự khác nhau của các nhà thơ vào đời sống.

Sau khi xem hết bài viết hãy chọn và viết cho riêng mình một mở bài, kết bài thật ấn tượng nhé. Nếu thấy hay thì đừng quên tiếp tụp ủng hộ HocThatGioi trong các bài viết tiếp theo nhé. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Vội vàng
Back to top button
Close