Toán lớp 12

Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng

Chào các bạn, hôm nay HocThatGioi sẽ đem đến cho các bạn phương pháp giảimôt số bài tập dạng toán Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng, đây là dạng toán thường xuyên xuất hiện trong các đề thi ở mức 8-10đ. Hãy cùng HocThatGioi bắt đầu buổi học hôm nay nhé!

1. Phương pháp giải tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường thẳng

Đa số dạng toán này thì thiết diện tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường thẳng thường là Hình chữ nhật và Hình vuông. Thiết diện qua trục là Hình chữ nhật hoặc Hình vuông có 1 cạnh bằng chiều cao của Hình trụ và 1 cạnh bằng 2 lần bán kính của đáy trụ.

Cách xác định góc giữa đường thẳng và trục của hình trụ:

Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng 12
Cách xác định góc giữa đường thẳng và trục của hình trụ

Để xác định góc giữa hai đường thẳng PB'OO' (trục), ta thực hiện các bươc như sau:

  • Chọn điểm của B' của đường thẳng PB'.
  • Từ điểm B' kẻ đường thẳng B'B song song với OO' (trục).
  • Lúc đó, góc giữa hai đường thẳng PB'OO'\widehat{BB'P}.

2. Một số ví dụ về tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường thẳng

Sau đây là một số ví dụ giúp các bạn nắm rõ hơn về phương pháp của dạng toán này.

2.1 Ví dụ 1 về tương giao hình trụ và mặt phẳng, đường thẳng

Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng 13
Hình ví dụ 1
Khối trụ có thiết diện qua trục là hình vuông cạnh a = 2(cm) có thể tích là :
    Thiết diện qua trục của khối trụ là hình vuông ABCD như hình vẽ. Hình vuông cạnh a = 2(cm) nên:
    AB = 2r => r = 1 (cm)
    AD = h = 2 (cm)
    => V = \pi r^{2}h = 2\pi (cm^{3})

    2.2 Ví dụ 2 về tương giao hình trụ và mặt phẳng, đường thẳng

    Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng 14
    Hình ví dụ 2
    Cho hình trụ có trục OO’, thiết diện qua trục là một hình vuông cạnh 2a. Mặt phẳng (P) song song với trục và cách trục một khoảng \frac{a}{2}. Tính diện tích thiết diện của trụ cắt bởi (P).
      Mặt phẳng (P) song song với trục nên cắt hình trụ theo thiết diện là hình chữ nhật có một kích thước là 2a. Kích thước còn lại là 2\sqrt{r^{2} – d^{2}} = 2\sqrt{a^{2} – (\frac{a}{2})^{2}} = a\sqrt{3}. Trong đó r = a bán kính đáy và d = \frac{a}{2} là khoảng cách từ trục đến mặt phẳng (P)
      Diện tích thiết diện là 2a^{2}\sqrt{3}.

      3. Bài tập về tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường thẳng

      1. Cho hình trụ có chiều cao h = 2 bán kính đáy r = 3. Một mặt phẳng (P) không vuông góc với đáy của hình trụ, làn lượt cắt hai đáy theo đoạn giao tuyến AB, CD sao cho ABCD là hình vuông. Tính diện tích S của hình vuông ABCD :
      2. Cho hình trụ có các đường tròn đáy là (O)(O’), bán kính đáy bằng chiều cao và bằng a. Các điểm A, B lần lượt thuộc các đường tròn đáy (O)(O’) sao cho AB = a\sqrt{3}. Thể tích của khối tứ diện ABOO’ là :
      3. Cho hình trụ (T) có bán kính bằng 4(cm), mặt phẳng (P) cắt hai đáy của hình trụ theo hai dây AB, CDAB = CD = 5(cm). Tứ giác ABCD là hình chữ nhật ADBC không là đường sinh, góc giữa mp (P) và mặt phẳng đáy chứa đáy của hình trụ bằng 60^{\circ}. Thể tích của khối trụ là:
      4. Cho một hình trụ tròn xoay và hình vuông ABCD cạnh a có hai đỉnh liên tiếp nằm trên đường tròn đáy thứ nhất của hình trụ, hai đỉnh còn lại nằm trên đường tròn đáy thứ hai của hình trụ. Mặt phẳng (ABCD) tạo với đáy hình trụ góc 45^{\circ}. Diện tích xung quanh S_{xq} hình trụ và thể tích V của khối trụ là:
      Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng 18
      5. Cắt một khối trụ bởi một mặt phẳng ta được một khối (H) như hình vẽ trên. Biết rằng thiết diện là một hình elip có độ dài trục lớn bằng 10, khoảng cách từ một điểm thuộc thiết diện gần mặt đáy nhất và điểm thuộc thiết diện xa mặt đáy nhất tới mặt đáy lần lượt là 814 (xem hình vẽ). Tính thể tích của hình (H) .

      6. Một hình trụ có 2 đáy là 2 hình tròn tâm OO’ và có bán kính r = 5. Khoảng cách giữa 2 đáy là OO’ = 8. Gọi (a) là mặt phẳng qua trung điểm của đoạn OO’ và tạo với đường thẳng OO’ một góc 60^{\circ}. Tính diện tích S của thiết diện tạo bởi mặt phẳng (a) và hình trụ.
      7. Cho hình trụ có thiết diện qua trục của hình trụ là một hình chữ nhật có chu vi là 12cm. Giá trị lớn nhất của thể tích hình trụ đó là:
      8. Cho hình trụ có hai đáy là hai hình tròn (O)(O’) bán kính đáy bằng R, chiều cao có độ dài bằng 2R. Một mặt phẳng đi qua trung điểm OO’ và tạo với OO’ một góc 30^{\circ} thì cắt đường tròn đáy theo một dây cung có độ dài m. Tính m theo R.
      Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng 20
      Hình vẽ bài 9
      9. Một khối gỗ hình trụ có chiều cao 2(m) người ta xẻ bớt phần vỏ của khối gỗ đó theo bốn mặt phẳng song song với trục để tạo thành một khối gỗ hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất bằng 1(m^{3}). Tính đường kính của khối gỗ hình trụ đã cho.
      Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng 21
      Hình vẽ bài 10
      10. Cho hai mặt trụ có cùng bán kính bằng 4 được đặt lồng vào nhau như hình vẽ. Tính thể tích phần chung của chúng biết hai mặt trụ vuông góc và cắt nhau

      Như vậy bài học Tương giao giữa hình trụ và mặt phẳng, đường phẳng đến đây đã kết thúc. Hi vọng bài học hôm nay sẽ giúp các bạn tự tin hơn với những bài toán VD – VDC về Hình trụ trong các đề thi.  Đừng quên Like và Share để giúp HocThatGioi ngày càng phát triển . Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết nhé!

      Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Khái niệm mặt tròn xoay
      Back to top button
      Close