Giải SGK bài Số gần đúng Sai số Toán 10 Chân trời sáng tạo Tập 1
Trong bài này, HocThatGioi sẽ giúp các bạn giải đáp tất tần tật những câu hỏi cũng như bài tập trong bài Số gần đúng Sai số. Đây là bài học thuộc bài 1 chương 6 trang 21, 22, 23, 24, 25, 26 sách Toán 10 Chân trời sáng tạo. Hi vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài Số gần đúng Sai số
Các hoạt động khám phá và thực hành này sẽ giúp các bạn đi vào bài học một cách trơn tru và dễ hiểu hơn rất nhiều đấy!
Hoạt động Khám phá 1 trang 105
Các em dùng thước để tự đo chiều dài bàn mình đang ngồi và đọc kết quả. Ví dụ bàn tiêu chuẩn 2 bạn ngồi có chiều dài bàn khoảng 120 cm.
Thực hành 1 trang 105
Trong tháng 01/2021 có 47 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng kí đạt gần 1,3 tỉ USD, giảm khoảng 81,8% về số dự án và 70,3% về số vốn đăng kí so với cùng kì năm trước; 46 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng kí điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm trên 0,5 tỉ USD, tăng gần 41,4%.
Số gần đúng thường đi kèm với các từ ước lượng như: gần, khoảng, trên, …
Vậy:
Số đúng: 47; 46.
Số gần đúng: 1,3; 81,8; 70,3; 0,5; 41,4.
HĐ Khám phá 2 trang 105
Quan sát Hình 2, ta thấy: Chiều dài trang bìa sổ gần tới vạch thứ 7 giữa số 20 và 21.
Do đó quyển sổ dài gần 20,7 cm.
Vậy kết quả của bạn Hoa có sai số nhỏ hơn.
Thực hành 2 trang 106
Bước 1: Xác định số gần đúng của \sqrt 2 tính độ dài đường chéo của hình vuông đó.
Bước 2: Tìm khoảng ước lượng, từ đó suy ra độ chính xác của kết quả.
Ta có: 1,41 \lt \sqrt 2 \lt1.42 hay 1,415 – 0,005 \lt 10 \sqrt 2 \lt 1,415 + 0,05
=> Số gần đúng của \sqrt 2 là 1,415 với độ chính xác 0,005
Khi đó: Độ dài đường chéo hình vuông cạnh 10 cm là: 10. 1,415=14,15 (cm)
Độ dài đúng là 10\sqrt 2 cm, thỏa mãn: 10.1,41 \lt 10 \sqrt 2 \lt 10. 1,42
hay 14,1 \lt 10 \sqrt 2 \lt 14,2
Do đó 14,1 – 14,15 \lt 10 \sqrt 2 -14,15 \lt 14,2 -14,15
tức là |10 \sqrt 2 -14,15| \lt 0,05
Kết quả 14,15 cm có độ chính xác là 0,05
Thực hành 4 trang 107
Quy tròn số \bar b = 5496 đền hàng chục, ta được số gần đúng là b= 5500
Sai số tuyệt đối là: \Delta_b = |\bar b -b|=|5496 – 5500|=4
Sai số tương đối là: \delta_b= \frac{\Delta_b}{|b|}=\frac{4}{5500} \approx 0,07%
Thực hành 5 trang 108
a) 318081 \pm 2000
b) 18,0113 \pm 0,003
Bước 1: Từ giả thiết a \pm d, xác định a và d
Bước 2: Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d
Bước 3: Quy tròn số a ở hàng gấp 10 lần hàng tìm được ở bước 2.
a) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác d=2000 là hàng nghìn, nên ta quy tròn a=318081 đến hàng chục nghìn.
Vậy số quy tròn của a là 320 000.
b) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác d=0,003 là hàng phần nghìn, nên ta quy tròn b=18,0113 đến hàng phần trăm.
Vậy số quy tròn của b là 18,01.
Thực hành 6 trang 108
a) \bar a =\frac{20}{11}=1,8181818… ;
b) \bar b = 1-\sqrt 7 = -1,6457513
Bước 1: Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d
Bước 2: Quy tròn \bar a đến hàng tìm được ở trên.
a) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác d=0,0001 là hàng phần chục nghìn
Quy tròn \bar a = 1,8181818… đến hàng phần nghìn ta được số gần đúng của \bar a là a=1,8182
b) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác d=0,0001 là hàng phần chục nghìn
Quy tròn \bar b = -1,6457513 đến hàng phần nghìn ta được số gần đúng của \bar b là b=-1,6458
Giải bài tập SGK bài Số gần đúng sai số
Những bài tập sách giáo khoa ở 109 sẽ giúp các bạn ôn tập lại các kiến thức đã học và cách để vận dụng các kiến thức đó để giải bài tập một cách nhanh chóng.
Giải bài 1 trang 109
Hãy ước lượng sai số tuyệt đối và sai số tương đối của giá trị gần đúng này, biết 3,141 \lt \pi \lt 3,142
Ta viết \bar a = a \pm d (hoặc a \pm d) thì có nghĩa là số đúng \bar a nằm trong đoạn [a-d; a+d]
Ta có:
3,141 \lt \pi \lt 3,142\Rightarrow 3,141 -3,125 \lt \pi -3,125 \lt 3,142-3,125
Hay:
0,016 \lt \pi -3,125 \lt 0,017 \Rightarrow 0,016 \lt |\pi -3,125| \lt 0,017
Sai số tuyệt đối của số gần đúng 3,125:
0,016 \lt \Delta_{3,125} \lt 0,017
Sai số tương đối:
\delta_{3,125}=\frac{\Delta_{3,125}}{|3,125|} \lt \frac{0,017}{3,125}=0,0544%
Giải bài 2 trang 109
Hãy viết số quy tròn của số a và ước lượng sai số tương đối của số quy tròn đó.
Bước 1: Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d
Bước 2: Quy tròn số a ở hàng gấp 10 lần hàng tìm được.
Bước 3: Ước lượng sai số tương đối \delta_a \leqslant \frac{d}{|a|}
Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của độ chính xác d=100 là hàng trăm, nên ta quy tròn a=6547 đến hàng nghìn.
Vậy số quy tròn của a là 7000.
Ta có:
6547 -100 \lt \bar a \lt 6547 +100 \Leftrightarrow 6447 \lt \bar a \lt 6647
nên
6647 -7000 \lt \bar a – 7000 \lt 6647 -7000 \Leftrightarrow -553 \lt \bar a -7000 \lt -353 \Rightarrow |\bar a -7000|\lt553
Sai số tương đối là: \delta_a \leqslant \frac{553}{|7000|}=7,9%
Giải bài 3 trang 109
a) Hãy quy tròn \sqrt 3 đến hàng phần trăm và ước lượng sai số tương đối
b) Hãy tìm số gần đúng của \sqrt 3 với độ chính xác 0,003.
c) Hãy tìm số gần đúng của \sqrt 3 với độ chính xác đến hàng phần chục nghìn.
a) Bước 1: Quy tròn số, tìm sai số tuyệt đối
Bước 2: Ước lượng sai số tương đối
b) Bước 1: Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d=0,003
Bước 2: Quy tròn \bar a=\sqrt 3 =1,7320508 đến hàng tìm được ở trên
a) Quy tròn số \bar a = \sqrt 3 đến hàng phần trăm, ta được số gần đúng là a=1,73.
Vì a \lt \bar a \lt 1,735 nên \bar a – a \lt 1,735-1,73=0,005.
Do đó sai số tuyệt đối là:
\Delta_a = |\bar a -a| \lt 0,05.
Sai số tương đối là \delta_a \leq \frac{0,005}{1,73} \approx 0,3%
b) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d=0,003 là hàng phần nghìn.
Quy tròn \bar a đến hàng phần nghìn ta được số gần đúng của \bar a là a=1,732
c) Độ chính xác đến hàng phần chục nghìn
Quy tròn \bar a đến hàng phần chục nghìn ta được số gần đúng của \bar a là a=1,7321
Giải bài 4 trang 109
a) 4536002 \pm 1000
b) 10,05043 \pm 0,002
Bước 1: Xác định a và d trong số đúng a \pm d
Bước 2: Tìm hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d
Bước 3: Quy tròn số a ở hàng gấp 10 lần hàng tìm được.
a) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d=1000 là hàng nghìn, nên ta quy tròn a đến hàng chục nghìn.
Vậy số quy tròn của a là 4540000
b) Hàng của chữ số khác 0 đầu tiên bên trái của d=0,02 là hàng phần nghìn, nên ta quy tròn a đến hàng phần trăm.
Vậy số quy tròn của a là 10,05
Giải bài 5 trang 109
Tính chu vi của tam giác đó.
Ta có:
5,4-0,2 \lt a \lt 5,4+0,2 (cm)
7,2-0,2 \lt b \lt7,2+0,2 (cm)
9,7 – 0,1 \lt c \lt 9,7+0,1 (cm)
\Rightarrow 5,4 +7,2+9,7 -0,5 \lt a+b+c \lt 5,4 +7,2+9,7 = 0,5 (cm)
\Leftrightarrow 22,3-0,5 \lt a+b+c \lt 22,3+0,5 (cm)
Vậy chu vi P=a+b+c của tam giác đó là P=22,3 cm \pm 0,5 cm
Giải bài 6 trang 109
Dễ thấy cân nặng đúng \bar a của bác Phúc thuộc khoảng (63;64) (kg).
Độ chính xác d=0,5 kg nên ta có:
(a-0,5;a+0,5) = (63;64) \Rightarrow a=63,5
Vậy cân nặng của bác Phúc là 63,5 kg \pm 0,5 kg
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài Số gần đúng Sai số Toán 10 Chân trời sáng tạo Tập 1 ở các trang 21, 22, 23, 24, 25, 26. Hi vọng các bạn sẽ có một buổi thú vị và học được nhiều điều bổ ích. Chúc các bạn học tốt
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Toán – Số gần đúng sai số
- Lý thuyết số gần đúng – sai số toán 10 cực chi tiết
- Giải SGK bài Số gần đúng sai số Toán 10 Kết nối tri thức Tập 1
- Giải SGK bài Số gần đúng Sai số Toán 10 Cánh diều tập 2
- Bài tập số gần đúng và sai số lớp 10 – bài tập sgk và luyện tập
- Giải bài 1 trang 26 SGK Toán 10 Cánh Diều tập 2
- Giải bài 2 trang 26 SGK Toán 10 Cánh Diều tập 2
- Giải bài 3 trang 26 SGK Toán 10 Cánh Diều tập 2
- Giải câu hỏi mục I trang 21 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều
- Trả lời câu hỏi ở mục II trang 22, 23, 24 SGK Toán 10 tập 2 – Cánh diều