Giáo án chi tiết bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu
Xin chào các bạn, hãy tiếp tục cùng HocThatGioi tìm hiểu về bài thơ Vội vàng trong bài viết này HocThatGioi sẽ liệt kê ra các câu hỏi thường gặp trong bài thơ cũng như trả lời các câu hỏi đó nhé. Mời các bạn cùng theo dõi!
I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Xuân Diệu
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
- Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú.
- Ông hăng hái tham gia các hoạt động xã hội với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp
- Năm 1996 Xuân Diệu được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật
- Ngoài các tác phẩm thơ nổi bật ông còn viết các tập phê bình, tiểu luận và nghiên cứu
2. Tác phẩm Vội vàng
- Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” năm 1938
- Là một tác phẩm tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu trước cách mạng
3. Bố cục
- Phần 1: 13 câu đầu => Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”.
- Phần 2: 16 câu tiếp theo => Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người.
- Phần 3: Còn lại => Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình…
II. Đọc – hiểu tác phẩm Vội vàng
1. Khổ đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì là đên ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này?
* Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:
“ Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn” : khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời.
=> Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.
=> Xuất phát từ dưới con mắt của thi sĩ mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến rủ.
2. Bức tranh mùa xuân được hiện ra như thế nào?
- Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ:
- Bướm ong dập dìu
- Chim chóc ca hót
- Lá non phơ phất trên cành.
- Hoa nở trên đồng nội
=> Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên.
- Điệp ngữ: này đây tuần tháng mật.
- kết hợp với hình ảnh, âm thanh, màu sắc
- So sánh: tháng giêng ngon nhứ cặp môi gần: táo bạo. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó 1 tình yêu rạo rực, đắm say ngây ngất.
=> Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian – “một thiên đàng trần thế”
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
=> Thông qua những điệp từ, điệp ngữ, những phép láy vần, điệp thanh, những biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đặc biệt là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đặc sắc, Xuân Diệu đã làm hiện lên một bức tranh, một hình ảnh cuộc đời tràn đầy âm thanh, màu sắc.
3. Tâm trang của thi sĩ trong 16 câu tiếp theo như thế nào?
* Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian.
- Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa).
- Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo.
- Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khoảnh khắc đó, thời gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi – nên chỉ còn một cách là phải sống vội.
* Thiên nhiên:
- Năm tháng …chia phôi
- Sông núi…tiễn bịêt.
- Gió…hờn
- Chim…sợ
=> Thiên nhiên, cảnh vật đều nhuốm màu chia phôi, li biệt, đều mang tâm trạng lo âu, phấp phỏng trước thời gian. Không còn chất vui tươi, tự nhiên như những câu thơ trước nữa. Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người. Người buồn cảnh buồn.
- XD là người luôn tha thiết cháy bỏng với cuộc đời nhưng lại luôn hoài nghi, bi quan, chán nản.
- Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm : Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân. Nhà thơ như giục giã chính bản thân tận hưởng cuộc sống: hãy mau lên, vội vàng lên, gấp gáp lên, hãy vượt qua thời gian mà sống, mà cống hiến. Bởi giờ đây vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời.
4. Mong muốn gì của tác giả trong khổ thơ cuối cùng
* Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình
- Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn
- Riết – mây đưa, gió lượn
- Say – cánh bướm, tình yêu
- Thâu – hôn nhiều
- Cắn – xuân hồng
* Nghệ thuật: Những động từ mạnh xuất hiện dày đặc với mức độ tăng dần.
- Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…
- Điệp từ: và…và…và; cho…cho…cho.
- Điệp ngữ: ta muốn…
=> Sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đắm say, cuồng nhiệt, hết mình.
=> Bộc lộ sự ham hố, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.
=> Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ.
III. Tổng kết tác phẩm
1. Nghệ thuật
- Sự kết hợp giữa ,mạch cảm xúc và ,mạch luận lí.
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
- Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
2. Ý nghĩa bài thơ
- Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu- nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời.
Trên đây là giáo án bài thơ Vội vàng, mong là bài viết này sẽ giúp ích trong quá trình học tập của các bạn. Nếu thấy hay hãy tiếp tục đồng hành cùng HocThatGioi trong các bài viết kế tiếp nhé. Chúc các bạn học tốt!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Vội vàng
- Top 5 mẫu phân tích “Vội vàng” của Xuân Diệu hay nhất
- 6 cách viết mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu ấn tượng và hay nhất
- Top 5 mẫu phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu hay nhất
- Top 10 mở bài Vội vàng- Xuân Diệu chọn lọc, hay nhất
- Bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu, nội dung nghệ thuật đầy đủ nhất
- 5 mẫu phân tích khổ thơ đầu bài Vội vàng cực hay
- Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Vội vàng hay nhất
- Sơ đồ tư duy bài thơ Vội vàng ngắn gọn, dễ hiểu nhất
- Hướng dẫn soạn bài Vội vàng- Xuân Diệu cực chi tiết
- Top 10 mở bài, kết bài Vội vàng cực hay, ấn tượng