Ngữ Văn 11

6 cách viết mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu ấn tượng và hay nhất

Xuân Diệu là ông hoàng thơ tình Việt Nam, là nhà thơ lớn có phong cách nghệ thuật độc đáo. “Vội vàng” là bài thơ rút ra từ tập “Thơ thơ”, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

 Nhằm giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và đạt được kết quả cao trong học tập thì sau đây HocThatGioi sẽ hỗ trợ, tổng hợp cho các bạn 6 cách viết mở bài phân tích  “Vội vàng – Xuân Diệu ấn tượng và hay nhất. Cùng tham khảo ngay nhé!

6 cách viết mở bài phân tích bài thơ "Vội Vàng" của Xuân Diệu ấn tượng và hay nhất 2
Mở bài phân tích “Vội Vàng” cực hay

Mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” – mẫu 1

Tuổi trẻ là gì mà mỗi lần nhắc đến lại khiến bao tâm hỗn cứ mãi thơ thẩn? Tình yêu là gì mà cứ mãi làm người ta si mê? Phải chăng vì nó quá đẹp đẽ, nên khiến người ta chẳng thể ngưng ca ngợi? Và có lẽ cũng vì thế, mà thi sĩ qua bao thế hệ vẫn thường khai thác về chủ đề này. Trong đó, Xuân Diệu là một nhà thơ được coi như biểu tượng của nghệ thuật thời gian, của tình yêu và khát vọng của sức trẻ. Nổi bật cho tâm hồn đắm say, yêu đời đó là bài thơ “Vội vàng” được ví như đóa hoa đầy hương sắc của mùa xuân. Qua những vần thơ tràn đầy cảm xúc, Xuân Diệu đã thể hiện một cái tôi rất riêng cùng những suy ngẫm tinh tế về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu và sức sống mãnh liệt. Sống vội phải chăng là trân trọng cuộc sống, trân trọng từng phút giây của cuộc đời tươi mới, là nếm trọn hương vị của thời thanh xuân tuyệt vời ngọt ngào vị tình yêu?

Mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” – mẫu 2

Có bao giờ bạn bỗng cảm thấy hụt hẫng vì những khoảnh khắc quá đỗi ngọt ngào chợt đến rồi vội đi một cách nhanh chóng? Để rồi cứ ngẩn ngơ nhìn mãi về vùng kí ức đẹp đẽ, đan xen chút nghèn nghẹn trong tận đáy lòng. Con người ta là thế, có ai nào biết rằng, mọi điều tuyệt vời đều “vội vàng” đến thế, nên thay vì mãi tiếc nuối, tại sao ta không “vội vàng” sống trọn trong từng phút giây tươi đẹp. Sự “Vội vàng” đó đã được Xuân Diệu thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế trong thi phẩm cùng tên – Vội vàng. 

Mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” – mẫu 3

    Văn thơ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám thường gắn liền với Tổ quốc, với hiện thực cuộc sống khắc nghiệt cùng sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Vì thế, mùa xuân thường được khai thác với hình ảnh mùa xuân của đất nước, sự sống của đất nước. Ta từng nghe đến “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải với tình cảm thiết tha muốn hòa mình vào mùa xuân của đất nước. Hay những câu thơ đẹp đẽ của vị lãnh tụ vĩ – Hồ Chí Minh đại gắn liền với trách nhiệm hệ trọng với Tổ quốc. Song, giữa một rừng hoa thơm viết về mùa xuân của đất nước ấy, thơ của Xuân Diệu bỗng hiện lên một cách nổi bật và mang đến một làn gió mới khi đề cao cái tôi cùng cảm nghĩ cá nhân của mình trong từng giai điệu thơ ngọt ngào. Điển hình là tác phẩm “Vội vàng” – một bài thơ bày tỏ những triết lý suy ngẫm về sự hữu hạn của thời gian, về khát vọng sống mãnh liệt của sức trẻ.

Mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” – mẫu 4

Phong trào thơ mới xuất hiện và được đánh giá là đã tạo nên một bước ngoặt, một làn gió mới cho lịch sử văn học Việt Nam. Ta như nghe đâu đây nỗi đau da diết, sự hoài niệm về một thời xa xăm qua sự hóa thân vào hình ảnh con hổ của Thế Lữ qua bài thơ Nhớ rừng. Hay những vần thơ cuốn lấy tâm hồn ta của Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ cứ mãi quẩn quanh nơi tâm trí? Trong đó, không thể không kể đến thi phẩm mang ý thơ thăng hoa cùng tâm hồn yêu da diết của Xuân Diệu – Vội vàng. Dường như đây là lần đầu tiên, một mùa xuân trữ tình được cảm nhận một cách khác biệt đến thế. Chưa bao giờ người ta thực sự hiểu hết về thời gian, vì thế mà chẳng thể nào kịp trân trọng mọi thứ trước khi nó biến mất. Vội vàng của Xuân Diệu vì thế mà nổi bật như một lời thúc giục hãy sống tích cực và nắm trọn từng khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi thanh xuân một đi không trở lại.

Mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” – mẫu 5

Xuân Diệu được xem là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu được người đọc ưu ái gọi với cái tên là “ông hoàng của thơ tình”, mà nó đến từ tâm hồn yêu sống, khát khao với cuộc đời được thể hiện qua từng áng văn chương của ông. Trong đó, thi phẩm “Vội vàng” chính là bài ca tình điển hình thể hiện cái tôi rất riêng của Xuân Diệu. Bài thơ như thấp thoáng sự thúc giục, cũng như một lời cảnh tỉnh những ai không biết quý trọng thời gian, để rồi phải tiếc hoài một thời thanh xuân tươi đẹp vội đến rồi đi như một cơn gió.

Mở bài phân tích bài thơ “Vội Vàng” – mẫu 6

“Vội vàng” của Xuân Diệu là một cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với sự sống. Nhưng sâu bên trong đó, người ta như nhìn thấy thấp thoáng sự lo âu, phấp phỏng trước bước đi vội vã của thời gian. Dường như càng yêu cuộc sống tươi đẹp bao nhiêu, nhà thơ lại càng lo sợ sự phai tàn nhanh chóng của nó bất nhiêu. Đứng trước quy luật thời gian không thể thay đổi đó, ông đã chọn một cách rất riêng, đó là sống vội đã hưởng trọn vị ngọt của thời tươi. Tất thảy sẽ được thể hiện qua tác phẩm “Vội vàng” được rút ra từ tập “Thơ Thơ” của tác giả.

Tài liệu trên đây do HocThatGioi chọn lọc và tuyển chọn , là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích giúp học sinh có thể nắm vững kiến thức quan trọng của tác phẩm. Nếu thấy hay hãy chia sẻ cho bạn bè cũng tham khảo nhé!. Chúc các bạn học tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Vội vàng
Back to top button
Close