Kiến thức chung
Giải bài 1 trang 10 SGK Toán 10 Cánh Diều tập 2
Bài 1 trang 10 sách giáo khoa toán 10 – Cánh diều là bài tập đầu tiên mà các bạn gặp phải trong bài học “Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây“. Bài này sẽ giúp các bạn nắm được phương pháp cơ bản để giải một bài toán tổ hợp!
Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, ta lập ra số tự nhiên gồm ba chữ số, chia hết cho 5. Có thể lập được bao nhiêu số như thế?
Việc lập số tự nhiên gồm ba chữ số chia hết cho 5 là thực hiện 3 hành động liên tiếp: chọn chữ số hàng đơn vị, chọn chữ số hàng chục, chọn chữ số hàng trăm.
chọn chữ số hàng đơn vị: Có 1 cách chọn (số 5).
chọn chữ số hàng chục: Có 6 cách chọn. (chọn một trong 6 chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6).
chọn chữ số hàng trăm: Có 6 cách chọn. (chọn một trong 6 chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6).
Theo quy tắc nhân, số số tự nhiên lập được là: 1.6.6=36 (số).
chọn chữ số hàng đơn vị: Có 1 cách chọn (số 5).
chọn chữ số hàng chục: Có 6 cách chọn. (chọn một trong 6 chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6).
chọn chữ số hàng trăm: Có 6 cách chọn. (chọn một trong 6 chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6).
Theo quy tắc nhân, số số tự nhiên lập được là: 1.6.6=36 (số).
Chú ý: Đối với dạng bài lập số chia hết cho 5, cách giải sẽ là chọn lần lượt từng số theo thứ tự hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,… Nếu các số đã cho có số 0 thì ta cần phải chia trường hợp phức tạp hơn, các bạn sẽ gặp ở các bài sau!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 10 – Toán – Quy tắc cộng nhân
- Giải bài 2 trang 10 SGK Toán 10 Cánh Diều tập 2
- Giải bài 3 trang 10 SGK Toán 10 Cánh Diều tập 2
- Giải SGK Bài 1 Chương 8 trang 20, 21, 22, 23, 24, 25 Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 2
- Giải SGK bài 23 Quy tắc đếm trang 60, 61, 62, 63, 64, 65 Toán 10 Kết nối tri thức Tập 2
- Giải bài 4 trang 10 SGK Toán 10 Cánh Diều tập 2