Toán lớp 12

Tổng hợp đầy đủ tất cả công thức lãi suất chi tiết nhất

Xin chào các bạn, dưới đây là bài viết Tổng hợp đầy đủ tất cả công thức lãi suất chi tiết nhấtHocThatGioi đã tổng hợp lại đầy đủ cho các bạn nhằm mục đích tìm kiếm dễ dàng hơn. Hãy tìm kiếm những công thức trong bài học hôm nay nhé.

1. Lãi đơn

Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra, tức là tiền lãi của kì hàn trước không được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn kế tiếp, cho dù đến kì hạn người gửi không đến rút tiền ra.

Bài toán: Khách hàng gửi vào ngân hàng a đồng với lãi đơn r\% kì hạn thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n kì hạn (n \in \mathbb{N}^{*} ) là :

S_{n} = a(1 + nr)
Trong đó:
S_{n}: số tiến cả vốn lẫn lãi sau n kì hạn

2. Lãi kép

Lãi kép của kì hạn trước nếu người gửi không rút ra thì được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn sau.

Bài toán: Khách hàng gửi vào ngân hàng a đồng với lãi kép r\% kì hạn thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n kì hạn (n \in \mathbb{N}^{*}) là:

S_{n} = a(1 + r)^{n}
Trong đó:
S_{n} là số tiền cả vốn lẫn lãi sau kì hạn n

3. Tiền gửi hàng tháng

Tiền gửi hàng tháng là mỗi tháng gửi đung cùng một số tiền vào một thời gian cố định.

Bài toán: Đầu tháng khách hàng gửi vào ngân hàng số tiền a đồng với lãi kép r\% tháng thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n tháng n \in \mathbb{N}^{*} (nhận tiền cuối tháng khi ngân hàng đã tính lãi) là

S_{n} = \frac{a}{r}[(1 + r)^{n} – 1](1 + r)
Trong đó:
S_{n} là số tiến cả vốn lẫn lã sau n tháng

4. Gửi ngân hàng và rút tiền gửi hàng tháng

Là gửi ngân hàng số tiền a đồng với lãi suất r\%/tháng. Mỗi tháng vào ngày ngân hàng tính lãi, rút số tiền x đồng thì số tiền còn lại sau n tháng là :

S_{n} = a(1 + r)^{n} – x.\frac{(1 + r)^{n} – 1}{r}
Trong đó:
S_{n} là số tiền còn lại sau n tháng sau khi rút x đồng

5. Vay vốn trả góp

Là vay ngân hàng số tiền a đồng với lãi suất r\% tháng. Sau đúng một tháng kể từ ngày vay, bắt đầu hoàn nợ; hai lần hoàn nợ cách nhau đúng một tháng, mỗi lần hoàn nợ số tiền là x đồng và trả hết số tiền nợ sau đúng n tháng.

Số tiền còn lại sau n tháng là:

S_{n} = a(1 + r)^{n} – x.\frac{(1 + r)^{n} – 1}{r}
Trong đó:
S_{n} là số tiền còn lại sau n tháng

6. Bài toán tăng lương

Một người được lãnh lương khởi điểm là a đồng/tháng. Cứ sau n tháng thì lương người đó được tăng r\%/tháng. Tổng số tiện nhận được sau k.n tháng là:

S_{kn} = Ak\frac{1 + r^{k} – 1}{r}
Trong đó:
S_{kn} tổng số tiền nhận được sau kn tháng

7. Bài toán tăng trưởng dân số

Công thức tính tăng trưởng dân số
P_{m} = P_{n}(1 + r)^{m – n} với m, n \in \mathbb{Z}^{+}
Trong đó:
r\% là tỉ lệ tăng dân số từ năm n đến năm m
P_{m} dân số năm m
P_{n} dân số năm n

8. Lãi kép liên tục

Gửi vào ngân hàng a đồng với lãi kép r\% năm thì số tiền cả vốn lẫn lãi nhận được sau n năm n \in \mathbb{N}^{*} là:

S_{n} = a(1 + r)^{n}
Trong đó:
S_{n} tiền cả vốn lẫn lãi nhận được sau n năm

Gỉa sử ta chia mỗi năm thành m kì hạn để tính lãi và lãi suất mỗi kì hạn là \frac{r}{m}\% thì số tiền thu được sau n năm là:

S_{n} = a(1 + \frac{r}{m})^{m.n}
Trong đó:
S_{n} số tiền thu được sau n năm

Khi tăng số kì hạn của mỗi năm lên vô cực tức là m \to +\infty gọi là hình thức lãi kép liên tục thì số tiền nhận được cả gốc lẫn lãi là:

Công thức tăng trưởng mũ
S = ae^{nr}
Trong đó:
S là số tiền nhận cả gốc lẫn lãi

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Tổng hợp đầy đủ tất cả công thức lãi suất chi tiết nhất. Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Phương trình mũ và phương trình logarit
Back to top button
Close