Ngữ Văn 12

Soạn bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh ngắn gọn, đầy đủ nhất

Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật vừa da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ. Trong bài viết này, hãy cùng HocThatGioi tham khảo hướng dẫn soạn bài thơ Sóng để hiểu thêm về nội dung của tác phẩm, nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của bài thơ. Mời các bạn cùng theo dõi!

I. Tìm hiểu chung về bài “Sóng”

Cùng điểm qua vài nét về tác giả

1.Tác giả Xuân Quỳnh

  • Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
  • Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.
  • Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
  • Phong cách thơ của Xuân Quỳnh: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên vừa chân thành, đằm thắm, luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường
  • Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
  • Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

2. Bài thơ “Sóng”

Soạn bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh ngắn gọn, đầy đủ nhất 2

a. Hoàn cảnh sáng tác

  • Bài thơ được sáng tác năm 1967
  • Sóng được sáng tác trong một lần tác giả đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền.
  • Đây là một bài thơ đặc sắc về chủ đề tình yêu, biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh. Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).

b. Bố cục

  • Phần 1 (2 khổ đầu) => Mối quan hệ giữa sóng và tình yêu
  • Phần 2 ( 4 khổ tiếp)=>Tình yêu, nỗi nhớ của người con gái khi yêu
  • Phần 3 (còn lại)=> Khát vọng được yêu thương, thấu hiểu

c. Âm điệu của bài thơ

  • Âm điệu của sóng biển lúc dồn đập, lúc dịu êm
  • Âm điệu được tạo bởi: thể thơ 5 chữ, ngắt nhịp linh hoạt=> Sóng biển cũng chính là sóng lòng, nhịp thơ, nhịp sóng là nhịp tim, nhiều cung bậc cảm xúc, đó cũng là tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

d. Ý nghĩa nhan đề

*Sóng là hình tượng trung tâm của bài thơ, gửi gắm tư tưởng, tình cảm của tác giả:

  • “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng.
  • Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim người con gái trong tình yêu với những bản tính vốn có.

=> Qua nhan đề, tác giả đã cho thấy hình tượng trung tâm của tác phẩm cùng với những ý nghĩa được gửi gắm trong đó.

3. Nội dung, nghệ thuật bài thơ “Sóng”

a. Nghệ thuật

  • Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em
  • Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt
  • Ngôn từ hình ảnh trong sáng, giản dị

=> Hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ Xuân Quỳnh

b. Nội dung

  • Là một bài thơ hay, biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu

II. Các câu hỏi SGK bài thơ Sóng

Câu 1

*Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ.

  • Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…

* Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố:

  • Thể thơ năm chữ
  • Những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp
  • Các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần
  • Nhịp thơ gợi dư âm sóng biển
  • Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

Câu 2

  • Sóng đặc biệt qua âm điệu dào dạt , nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thầm thì sâu lắng.
  • Âm điệu đó được mô phỏng âm hưởng của những con song lúc miên man dịu dàng, lúc cuồn cuộn vỗ bờ, lúc trào dâng bạc đầu…

*Ý nghĩa:

  • Miêu tả chân thực sinh động hình ảnh của con song ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn
  • Tính cách, tâm trang và khát vọng của nhân vật trữ tình em. Sóng là hình ảnh ẩn dụ, hóa thân của cái tôi trữ tình nhà thơ

=>Đó cũng mang ý nghĩa tả thực và ý nghĩa biểu tượng của cả tác phẩm. Âm điệu bài thơ cũng là nhịp song của long em, là dòng tâm tình của người phụ nữ đang yêu được khơi nguồn khi đứng trước biển cả, đối diện với những con song vô hồi

Câu 3

*Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tình yêu cũng như tâm hồn nhân vật “em”

  • Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời
  • Kết cấu song hành làm tăng hiệu quả của nhận thức, khám phá chủ thể trữ tình, tình yêu thủy chung, bất diệt
  • “Sóng” là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. Ẩn sâu hình ảnh “sóng” là hình ảnh “em”, bản chất của sóng chính là tính khí của “em” trong tình yêu. Sóng đã mang sẵn vẻ đẹp của tâm hồn em khi yêu.
  • Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ, cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, quan sát và suy ngẫm về tình yêu, những biến chuyển tinh tế

*Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn, với những con sóng

  • Từ tình yêu của song khao khát tìm ra với biển, con song đều đang chứa đựng những nhịp ddieuj tâm hồn của những người phụ nữ đang yêu.
  • Cái cồn cào, khắc khoải trong nỗi nhớ của em với anh được diễn tả
  • Sự đa dạng muôn màu sắc, trạng thái: dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ
  • Không rõ cội nguồn, không thể định nghĩa, lý giải được
  • Sự mãnh liệt, sâu sắc trong khát khao sống, yêu thương
  • Sự chung thủy, gắn bó bền chặt

=> Sóng và em là sự cộng hưởng trọn vẹn trong suốt bài thơ, trải qua nhiều cung bậc tình yêu để hòa quyện vào nhau

=> Hình tượng sóng là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ.

Câu 4

*Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu có đặc điểm:

  • Chân thành, tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu, một khi đã yêu thì ai cũng yêu hết mình, không có gì ngăn trở được đặc biệt người phụ nữ lại càng như vậy.
  • Tình yêu của người phụ nữ rất phong phú, với nhiều cung bậc của tình yêu: khát vọng, suy tư, nhớ nhung, chung thủy,…

=> Khát vọng mãnh liệt, nhớ nhung da diết và đặc biệt là niềm chung thủy sắt son, bền vững trong tình yêu.

  • Tình yêu của người phụ nữ rất đời thường, từ cực này sang cực khác, ước vọng của họ cũng rất khiêm nhường, chỉ mong được làm “con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu để ngàn năm còn vỗ”, nhưng đó không phải là thứ tình yêu chật hẹp, tầm thường mà luôn vươn tới một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn: khi “sóng không hiểu nổi mình” thì dứt khoát “sóng tìm ra tận bể”.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài soạn bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh của HocThatGioi. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích trong quá trình học tập của các bạn. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi trong các bài viết tiếp theo để tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé. Chúc các bạn học thật tốt!

Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Ngữ Văn – Sóng
Back to top button
Close