Khái niệm và các tính chất của tích phân đầy đủ nhất
Xin chào các bạn, bài học hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu được như thế nào là tích phân và nắm bắt được một số tính chất cơ bản của tích phân. Hãy theo dõi hết bài viết cùng HocThatGioi nhé.
1. Khái niệm tích phân
Cho hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a; b], với a < b. Nếu F(x) là nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a;b] thì giá trị F(b) - F(a) được gọi là tích phân của hàm số f(x) trên đoạn [a;b]
a, b được gọi là cận dưới và cận trên của tích phân
Ý nghĩa hình học: Giả sử hàm số y = f(x) là hàm số liên tục và không âm trên đoạn [a;b]. Khi đó, tích phân \int_{a}^{b} f(x)dx chính là diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong y = f(x), trục hoành Ox và hai đường thẳng x = a, x = b, với a < b.
Ví dụ minh hoạ:
S = \int_{-1}^{1} f(x)dx = \int_{-1}^{1} (x^{2} + 2x + 1)dx = (\frac{x^{3}}{3} + x^{2} + x)|_{-1}^{1} = \frac{8}{3}
2. Các tính chất của tích phân
Ngoài những tính chất cơ bản của tích phân, HọcThatGioi sẽ đem đến cho các bạn những tích phân mở rộng khác
2.1 Tính chất cơ bản của tích phân
Tính chất 1: \int_{a}^{b} kf(x)dx = \int_{a}^{b} f(x)dx với k là hằng số
Tính chất 2: \int_{a}^{b} [f(x) \pm g(x)]dx = \int_{a}^{b} f(x)dx \pm \int_{a}^{b} g(x)dx
Tính chất 3: \int_{a}^{c} f(x)dx + \int_{c}^{b} f(x)dx = \int_{a}^{b}f(x)dx với a < c < b
2.2 Tính chất mở rộng của tích phân
1. \int_{a}^{b}0 = 0 | 1. \int_{a}^{a} f(x)dx = 0 |
2. \int_{a}^{b}f(x)dx = -\int_{b}^{a}f(x)dx | 2. \int_{a}^{b}cdx = c(a - b) |
3. f(x) \geq 0, \forall x \in [a;b] thì \int_{a}^{b}f(x)dx \geq 0 | 4. f(x) \leq g(x), \forall x \in [a;b] thì \int_{a}^{b}f(x)dx \leq g(x) |
5. Nếu f(x) là hàm số chẵn thì \int_{-a}^{a}f(x)dx = 2\int_{0}^{a}f(x)dx | 6. Nếu f(x) là một hàm số lẻ thì \int_{-a}^{a}f(x)dx = 0 |
7. |\int_{a}^{b}f(x)dx| \leq \int_{a}^{b}|f(x)dx| | 8. Nếu m \leq f(x) \leq M, \forall x \in [a;b] thì m(b - a) \leq \int_{a}^{b}f(x)dx \leq M(b - a) |
Trên đây là bài viết Khái niệm và các tính chất của tích phân đầy đủ nhất mà HocThatGioi đã đem đến cho các bạn. Qua bài viết này, Các bạn cùng theo dõi các bài viết tiếp theo về chương tích phân để có một nền tảng thật vững chắc nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi. Hãy đồng hành cùng HocThatGioi để tiếp thu thêm các kiến thức hay, bổ ích nhé. Chúc các bạn học tốt.
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Toán – Tích phân
- Lý thuyết về tích phân – các phương pháp giải tích phân chi tiết nhất
- Tổng hợp tài liệu nguyên hàm – tích phân cực hay và hữu ích
- 20 câu bài tập tích phân cơ bản có lời giải chi tiết
- 20 câu bài tập tích phân hàm số hữu tỉ có lời giải chi tiết nhất
- 20 câu bài tập tích phân đổi biến số cơ bản có lời giải chi tiết nhất
- Phương pháp giải tích phân hàm số hữu tỉ hay nhất
- 20 câu bài tập tích phân từng phần có lời giải chi tiết nhất
- Phương pháp giải và bài tập tích phân chứa dấu giá trị tuyệt đối cực hay
- Tính tích phân hàm lượng giác bằng phương pháp đổi biến số cực hay
- Tổng hợp bài tập tích phân lượng giác cực hay có lời giải chi tiết
- Phương pháp tính tích phân bằng phương pháp đổi biến số hay nhất
- 10 câu bài tập tích phân hàm ẩn cực hay có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập ứng dụng tích phân để tìm diện tích có lời giải chi tiết
- Tổng hợp bài tập tập ứng dụng tích phân tính thể tích có lời giải cực hay
- Tổng hợp bài tập tích phân đổi biến số khó có lời giải chi tiết
- Phương pháp giải tích phân từng phần hay nhất
- Tính tích phân hàm lượng giác bằng phương pháp từng phần cực hay
- Phương pháp tính tích phân hàm ẩn cực hay
- Lý thuyết ứng dụng tích phân trong hình học cực hay
- Giải nhanh tích phân bằng casio cực hay