Giải SGK bài Các phép tính với số hữu tỉ chương 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1
Trong bài này, HocThatGioi sẽ cùng bạn giải quyết toàn bộ các câu hỏi khởi động, vận dụng, bài tập trong bài Các phép tính với số hữu tỉ. Các bài tập sau đây thuộc bài 2 chương 1 – Số hữu tỉ trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1. Hy vọng các bạn có thể hiểu được trọn vẹn bài học sau khi xem hết các phương pháp giải và lời giải cực chi tiết mà HocThatGioi trình bày ở dưới.
Trả lời câu hỏi SGK bài Các phép tính với số hữu tỉ
Dưới đây là phương pháp và bài giải chi tiết cho các câu hỏi, hoạt động khám phá, thực hành cùng phần luyện tập ở các trang 11, 12, 13, 14, 15 trong bài Các phép tính với số hữu tỉ. Cùng HocThatGioi đi tìm đáp án ngay nhé!
Thực hành 1 trang 11
a) $0,6+\left(\frac{3}{-4}\right)$
b) $\left(-1 \frac{1}{3}\right)-(-0,8)$
Để cộng, trừ hai số hữu tỉ x, y, ta có thể viết chúng dưới dạng hai phân số rồi áp dụng quy tắc cộng, trừ phân số.
a)
$ 0,6+\left(\frac{3}{-4}\right)=\frac{6}{10}+\left(\frac{-3}{4}\right)$
$ =\frac{12}{20}+\left(\frac{-15}{20}\right)=\frac{12+(-15)}{20}$
$ =\frac{-3}{20}$
b)
$ \left(-1 \frac{1}{3}\right)-(-0,8)=\frac{-4}{3}+\frac{8}{10} $
$ =\frac{-4}{3}+\frac{4}{5}=\frac{-20}{15}+\frac{12}{15}=\frac{-8}{15}$
Thực hành 2 trang 11
Nhiệt độ trong kho khi giảm thêm nhiệt độ = Nhiệt độ hiện tại – Nhiệt độ giảm thêm.
Chú ý: Để cộng, trừ hai số hữu tỉ x, y ta có thể viết chúng dưới dạng hai số thập phân rồi áp dụng quy tắc cộng, trừ hai số thập phân.
Nhiệt độ trong kho khi giảm thêm nhiệt độ là:
$-5,8-\frac{5}{2}=-5,8-2,5=-8,3^{\circ} C$
Hoạt động 2 trang 12
a) Thực hiện phép tính từ trái sang phải.
b) Nhóm các số hạng thích hợp rồi thực hiện phép tính.
a) Quy đồng mẫu số các phân số rồi tính theo thứ tự từ trái qua phải
b) Nhóm các số hạng có cùng mẫu rồi thực hiện phép tính.
a)
$ M=\frac{1}{2}+\frac{2}{3}+\left(-\frac{1}{2}\right)+\frac{1}{3} $
$ =\frac{3}{6}+\frac{4}{6}+\left(\frac{-3}{6}\right)+\frac{2}{6} $
$ =\frac{3+4+(-3)+2}{6} $
$=\frac{6}{6}=1$
b)
$ M=\frac{1}{2}+\frac{2}{3}+\left(-\frac{1}{2}\right)+\frac{1}{3} $
$ =\left[\frac{1}{2}+\left(\frac{-1}{2}\right)\right]+\left[\frac{2}{3}+\frac{1}{3}\right] $
$ =0+1=1$
Thực hành 3 trang 12
$\mathrm{B}=\left(\frac{-3}{13}\right)+\frac{16}{23}+\left(\frac{-10}{13}\right)+\frac{5}{11}+\frac{7}{23}$ .
Áp dụng tính chất: giao hoán, kết hợp để tính hợp lí.
$B=\left(\frac{-3}{13}\right)+\frac{16}{23}+\left(\frac{-10}{13}\right)+\frac{5}{11}+\frac{7}{23} $
$=\left[\left(\frac{-3}{13}\right)+\left(\frac{-10}{13}\right)\right]+\left[\frac{16}{23}+\frac{7}{23}\right]+\frac{5}{11}$
$ =-1+1+\frac{5}{11}$
$ =\frac{5}{11}$
Vận dụng 1 trang 12
Tính lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần đó.
Tính tổng số lượng cà phê trong sáu tuần.
Thực hiện phép tính bằng cách đổi các số hạng sang số thập phân
Lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần là:
$ +32+(-18,5)+\left(-5 \frac{4}{5}\right)+18,3+(-12)+\left(-\frac{39}{4}\right) $
$ =+32+(-18,5)+(-5,8)+18,3+(-12)+(-9,75)$
$ =[+32+(-12)]+[(-18,5)+(-5,8)+18,3+(-9,75)] $
$=20+(-24,3+18,3-9,75) $
$ =20+(-6-9,75)$
$ =20+(-15,75)$
$=4,25$
Vậy lượng cà phê tồn kho trong 6 tuần là 4,25 tấn.
Hoạt động 3 trang 13
Nhiệt độ buổi chiều = $\frac{1}{4}$.Nhiệt độ buổi tối
Nhiệt độ buổi chiều hôm đó là:
$-1,8 . \frac{2}{3}=\frac{-18}{10} . \frac{2}{3}=\frac{-6}{5}=-1,2^{\circ} C$
Thực hành 4 trang 13
a) $(-3,5).\left(1 \frac{3}{5}\right)$
b) $\frac{-5}{9}.\left(-2 \frac{1}{2}\right)$.
Bước 1: Chuyển các thừa số về dạng phân số
Bước 2: Thực hiện quy tắc nhân hai phân số.
a)$(-3,5) .\left(1 \frac{3}{5}\right)=\frac{-7}{2} .\frac{8}{5}=\frac{-7.8}{2.5}=\frac{-7.4 .2}{2.5}=\frac{-28}{5}$
b) $\frac{-5}{9} .\left(-2 \frac{1}{2}\right)=\frac{-5}{9}.\frac{-5}{2}=\frac{25}{18}$
Hoạt động 4 trang 13
a) $(-3,5) .\left(1 \frac{3}{5}\right)$
b) $\frac{-5}{9} .\left(-2 \frac{1}{2}\right)$
a) Thực hiện tính nhân rồi cộng 2 kết quả.
b) Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a . b + a.c = a. (b +c).
a)
$ M=\frac{1}{7} .\left(\frac{-5}{8}\right)+\frac{1}{7} .\left(\frac{-11}{8}\right) $
$ =\frac{-5}{56}+\frac{-11}{56}=\frac{-16}{56}=\frac{-2}{7}$
b)
$ M=\frac{1}{7}.\left(\frac{-5}{8}\right)+\frac{1}{7} .\left(\frac{-11}{8}\right)$
$ =\frac{1}{7}.\left[\left(\frac{-5}{8}\right)+\left(\frac{-11}{8}\right)\right] $
$ =\frac{1}{7} . \frac{-16}{8} $
$ =\frac{1}{7}.(-2) $
$ =\frac{-2}{7}$
Thực hành 5 trang 14
a) $\mathrm{A}=\frac{5}{11}.\left(\frac{-3}{23}\right). \frac{11}{5} .(-4,6)$
b) $\mathrm{B}=\left(\frac{-7}{9}\right) . \frac{13}{25}-\frac{13}{25}. \frac{2}{9}$.
Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.b+a.c=a(b+c).
a)
$ A=\frac{5}{11}.\left(\frac{-3}{23}\right) \frac{11}{5} \cdot(-4,6)$
$ A=\frac{5}{11} .\left(\frac{-3}{23}\right). \frac{11}{5}. \frac{-23}{5} $
$ A=\frac{5.(-3). 11 .(-23)}{11.23. 5. 5} $
$ A=\frac{3}{5}$
b)
$B=\left(\frac{-7}{9}\right) .\frac{13}{25}-\frac{13}{25}. \frac{2}{9} $
$B =\frac{13}{25}.\left(\frac{-7}{9}-\frac{2}{9}\right) $
$B =\frac{13}{25} .(-1)$
$B =\frac{-13}{25}$
Vận dụng 2 trang 14
Một toà nhà cao tầng có hai tầng hầm. Tầng hầm B1 có chiều cao 2,7 m. Tầng hầm B2 có chiều cao bằng $\frac{4}{3}$ tầng hầm B1. Tính chiều cao tầng hầm của toà nhà so với mặt đất.
Tính chiều cao tầng hầm B2
Chiều cao tầng hầm của toà nhà so với mặt đất = Chiều cao tầng hầm B1 + Chiều cao tầng hầm B1
Chiều cao tầng hầm B2 là:
$2,7.\frac{4}{3}=185=3,6(m)$
Chiều cao tầng hầm của toà nhà so với mặt đất là:
$ 2,7+3,6=6,3$
Hoạt động 5 trang 14
Số xe máy cửa hàng đã bán trong tháng tám = số xe máy cửa hàng đã bán trong tháng chín: $\frac{3}{2}$
Số xe máy cửa hàng đã bán trong tháng tám là:
$321:\frac{3}{2} = 321.\frac{2}{3}= 214 ( chiếc )$
Thực hành 6 trang 14
a) $\frac{14}{15}:\left(-\frac{7}{5}\right)$
b) $\left(-2 \frac{2}{5}\right):(-0,32)$
Áp dụng quy tắc chia hai phân số: $\frac{a}{b}: \frac{c}{d}=\frac{a}{b} . \frac{d}{c}=\frac{a . d}{b . c}$
a) $\frac{14}{15}:\left(-\frac{7}{5}\right)=\frac{14}{15} .\left(-\frac{5}{7}\right)=\frac{2. 7.(-5)}{3 . 5. 7}=\frac{-2}{3}$
b) $\left(-2 \frac{2}{5}\right):(-0,32)=\frac{-12}{5}: \frac{-8}{25}=\frac{-12}{5} .\frac{-25}{8}=\frac{15}{2}$
Thực hành 7 trang 14
Tính tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của căn phòng đó.
Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của căn phòng = Chiều dài : chiều rộng
Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của căn phòng là:
$\frac{15}{4}: \frac{27}{5}=\frac{15}{4} \cdot \frac{5}{27}=\frac{25}{36}$
Vận dụng 3 trang 14
Số gạo còn lại trong kho = Số gạo ban đầu – số gạo để đi cứu trợ – số gạo bán đi + số gạo nhập thêm.
Ta có: $7 \frac{2}{5}=7+\frac{2}{5}=7+0,4=7,4$ tấn
Số gạo đã xuất đi để cứu trợ đồng bào bị bão lụt là:
$45 . \frac{1}{3}=15$ (tấn)
Số gạo còn lại trong kho là:
$45-15-7,4+8=30,6 $(tấn)
Giải bài tập SGK bài Các phép tính với số hữu tỉ
Để củng cố lại những kiến thức đã học, các bạn hãy cùng ôn tập qua phần giải đáp chi tiết các bài tập trong SGK bài Các phép tính với số hữu tỉ trang 15, 16, 17 sách Toán 7 chân trời sáng tạo tập 1 dưới đây nhé!
Bài tập 1 trang 15
a) $\frac{2}{15}+\left(\frac{-5}{24}\right)$
b) $\left(\frac{-5}{9}\right)-\left(-\frac{7}{27}\right)$;
c) $\left(\frac{-7}{12}\right)+0,75$
d) $\left(-\frac{5}{9}\right)-1,25$;
e) $0,34.\left(\frac{-5}{17}\right)$
g) $\frac{4}{9}:\left(-\frac{8}{15}\right)$
h) $\left(1 \frac{2}{3}\right):\left(2 \frac{1}{2}\right)$
i) $\frac{2}{5}.(-1,25)$
k) $\left(\frac{-3}{5}\right) .\left(\frac{15}{-7}\right). 3 \frac{1}{9}$
Đưa các số về phân số
Thực hiện quy tắc cộng, trừ, nhân, chia số hữu tỉ.
a) $\frac{2}{15}+\left(\frac{-5}{24}\right)=\frac{16}{120}+\left(\frac{-25}{120}\right)=\frac{-9}{120}=\frac{-3}{40}$
b) $\left(\frac{-5}{9}\right)-\left(-\frac{7}{27}\right)=\left(\frac{-15}{27}\right)+\frac{7}{27}=\frac{-8}{27}$
c)
$ \left(-\frac{7}{12}\right)+0,75=\left(-\frac{7}{12}\right)+\frac{75}{100} $
$ =\left(-\frac{7}{12}\right)+\frac{3}{4} $
$ =\left(-\frac{7}{12}\right)+\frac{9}{12}=\frac{2}{12}=\frac{1}{6}$
d)
$ \left(\frac{-5}{9}\right)-1,25=\left(\frac{-5}{9}\right)-\frac{125}{100}=\left(\frac{-5}{9}\right)-\frac{5}{4}$
$ =\left(\frac{-20}{36}\right)-\frac{45}{36}=\frac{-65}{36}$
e)$0, 34. \frac{-5}{17}=\frac{34}{100} . \frac{-5}{17}=\frac{17}{50}.\frac{-5}{17}=\frac{-1}{10}$
g) $\frac{4}{9}:\left(-\frac{8}{15}\right)=\frac{4}{9}.\left(-\frac{15}{8}\right)=\frac{-5}{6}$
h) $\left(1 \frac{2}{3}\right):\left(2 \frac{1}{2}\right)=\frac{5}{3}: \frac{5}{2}=\frac{5}{3} . \frac{2}{5}=\frac{2}{3}$
i) $\frac{2}{5}.(-1,25)=\frac{2}{5}. \frac{-125}{100}=\frac{2}{5}. \frac{-5}{4}=\frac{-1}{2}$
k)
$ \left(\frac{-3}{5}\right) .\left(\frac{15}{-7}\right). 3 \frac{1}{9}=\left(\frac{-3}{5}\right) .\left(\frac{15}{-7}\right) . \frac{28}{9} $
$=\frac{-3.3 .5 .7 .4}{5 .(-7). 3. 3}=4$
Bài tập 2 trang 15
a) $0,75-\frac{5}{6}+1 \frac{1}{2}$
b) $\frac{3}{7}+\frac{4}{15}+\left(\frac{-8}{21}\right)+(-0,4)$;
c) $0,625+\left(\frac{-2}{7}\right)+\frac{3}{8}+\left(\frac{-5}{7}\right)+1 \frac{2}{3}$;
d) $(-3) .\left(\frac{-38}{21}\right) .\left(\frac{-7}{6}\right) .\left(-\frac{3}{19}\right)$;
e) $\left(\frac{11}{18} ; \frac{22}{9}\right). \frac{8}{5}$
g) $\left[\left(\frac{-4}{5}\right) . \frac{5}{8}\right]:\left(\frac{-25}{12}\right)$.
Đưa các số thập phân về dạng phân số (nếu có)
Thực hiện phép tính theo thứ tự nhân, chia trước, cộng trừ sau.
a)
$ 0,75-\frac{5}{6}+1 \frac{1}{2}=\frac{3}{4}-\frac{5}{6}+\frac{3}{2}$
$=\frac{9}{12}-\frac{10}{12}+\frac{18}{12}=\frac{17}{12}$
b)
$ \frac{3}{7}+\frac{4}{15}+\left(\frac{-8}{21}\right)+(-0,4)=\frac{3}{7}+\frac{4}{15}-\frac{8}{21}-\frac{2}{5} $
$ =\left(\frac{3}{7}-\frac{8}{21}\right)+\left(\frac{4}{15}-\frac{2}{5}\right) $
$ =\left(\frac{9}{21}-\frac{8}{21}\right)+\left(\frac{4}{15}-\frac{6}{15}\right)$
$ =\frac{1}{21}+\left(\frac{-2}{15}\right) $
$ =\frac{5}{105}-\frac{14}{105}$
$ =\frac{-9}{105}=\frac{-3}{35}$
c)
$ 0,625+\left(\frac{-2}{7}\right)+\frac{3}{8}+\left(\frac{-5}{7}\right)+1 \frac{2}{3} $
$ =\frac{5}{8}+\left(\frac{-2}{7}\right)+\frac{3}{8}-\frac{5}{7}+\frac{5}{3}$
$ =\left(\frac{5}{8}+\frac{3}{8}\right)+\left(\frac{-2}{7}-\frac{5}{7}\right)+\frac{5}{3} $
$ =1-1+\frac{5}{3}=\frac{5}{3}$
d)
$ (-3) .\left(\frac{-38}{21}\right) .\left(\frac{-7}{6}\right) .\left(-\frac{3}{19}\right) $
$ =\frac{-3.(-38).(-7).(-3)}{21.6 .19}$
$ =\frac{3 . 38.7 .3}{21.6 .19}$
$=\frac{3. 2 . 19.7 .3}{3. 7.3 . 2 . 19} $
$ =1$
e)
$ \left(\frac{11}{18}: \frac{22}{9}\right). \frac{8}{5}=\left(\frac{11}{18}. \frac{9}{22}\right).\frac{8}{5} $
$=\frac{11. 9.4 .2}{9.2 .2 .11 .5}=\frac{2}{5}$
g)
$ {\left[\left(\frac{-4}{5}\right). \frac{5}{8}\right]:\left(\frac{-25}{12}\right)=\frac{-20}{40}:\left(\frac{-25}{12}\right)}$
$ =\frac{-1}{2} .\frac{-12}{25}=\frac{6}{25}$
Bài tập 3 trang 15
a) $\left(\frac{-5}{8}\right)+\left(\frac{3}{-8}\right) ?-1$;
b) $\left(\frac{-13}{22}\right)+\left(\frac{-5}{22}\right)$ ? $\frac{-8}{11}$;
c) $\frac{1}{6}+\left(\frac{-3}{4}\right)$ ? $\frac{1}{14}+\left(\frac{-4}{7}\right)$
– Thực hiện phép tính rồi so sánh
– Thay dấu “?” bởi dấu (>,<,=)
a) $\left(\frac{-5}{8}\right)+\left(\frac{3}{-8}\right)=\left(\frac{-5}{8}\right)+\left(\frac{-3}{8}\right)=-1$
Vậy dấu cần điền là “=”.
b) $\left(\frac{-13}{22}\right)+\left(\frac{-5}{22}\right)$
$=\frac{-18}{22}=\frac{-9}{11}\lt\frac{-8}{11}$.
Vậy dấu cần điền là “>”.
c)
$ \frac{1}{6}+\left(\frac{-3}{4}\right)=\frac{2}{12}+\left(\frac{-9}{12}\right)=\frac{-7}{12} $
$\frac{1}{14}+\left(\frac{-4}{7}\right)=\frac{1}{14}+\left(\frac{-8}{14}\right)=\frac{-7}{14}$
Mà $12\frac{7}{14}$, do đó $\frac{-7}{12}<\frac{-7}{14}$
Vậy dấu cần điền là "<".
Bài tập 4 trang 15
b) $\left(\frac{-7}{13}\right).\frac{5}{12}+\left(\frac{-7}{13}\right) . \frac{7}{12}+\left(\frac{-6}{13}\right)$;
c) $\left[\left(\frac{-2}{3}\right)+\frac{3}{7}\right]: \frac{5}{9}+\left(\frac{4}{7}-\frac{1}{3}\right): \frac{5}{9}$;
d) $\frac{5}{9}:\left(\frac{1}{11}-\frac{5}{22}\right)+\frac{5}{9}:\left(\frac{1}{15}-\frac{2}{3}\right)$;
e) $\frac{3}{5}+\frac{3}{11}-\left(\frac{-3}{7}\right)+\left(\frac{-2}{97}\right)-\frac{1}{35}-\frac{3}{4}+\left(\frac{-23}{44}\right)$.
Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng: a.c+b.c=(a+b).c
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng
a)
$\frac{3}{7}.\left(-\frac{1}{9}\right)+\frac{3}{7}.\left(-\frac{2}{3}\right)$
$=\frac{3}{7} .\left(-\frac{1}{9}+\frac{-2}{3}\right)$
$ =\frac{3}{7} .\left(-\frac{1}{9}-\frac{6}{9}\right)$
$=\frac{3}{7} . \frac{-7}{9}=\frac{-1}{3}$
b)
$ \left(\frac{-7}{13}\right).\frac{5}{12}+\left(\frac{-7}{13}\right). \frac{7}{12}+\left(\frac{-6}{13}\right)$
$ =\frac{-7}{13} .\left(\frac{5}{12}+\frac{7}{12}\right)+\left(\frac{-6}{13}\right)$
$ =\frac{-7}{13} . 1+\left(\frac{-6}{13}\right) $
$=\frac{-7}{13}+\left(\frac{-6}{13}\right)$
$=\frac{-13}{13}$
$ =-1$
c)
${\left[\left(\frac{-2}{3}+\frac{3}{7}\right)\right]: \frac{5}{9}+\left(\frac{4}{7}-\frac{1}{3}\right): \frac{5}{9}} $
$ =\left[\left(\frac{-2}{3}+\frac{3}{7}\right)\right].\frac{9}{5}+\left(\frac{4}{7}-\frac{1}{3}\right). \frac{9}{5} $
$=\left(\frac{-2}{3}+\frac{3}{7}+\frac{4}{7}-\frac{1}{3}\right). \frac{9}{5} $
$ =\left[\left(\frac{-2}{3}-\frac{1}{3}\right)+\left(\frac{3}{7}+\frac{4}{7}\right)\right].\frac{9}{5} $
$ =(-1+1). \frac{9}{5}$
$=0 . \frac{9}{5}=0$
d)
$ \frac{5}{9}:\left(\frac{1}{11}-\frac{5}{22}\right)+\frac{5}{9}:\left(\frac{1}{15}-\frac{2}{3}\right)$
$ =\frac{5}{9}:\left(\frac{2}{22}-\frac{5}{22}\right)+\frac{5}{9}:\left(\frac{1}{15}-\frac{10}{15}\right) $
$=\frac{5}{9}: \frac{-3}{22}+\frac{5}{9}: \frac{-9}{15} $
$ =\frac{5}{9}: \frac{-3}{22}+\frac{5}{9}: \frac{-3}{5}$
$ =\frac{5}{9}. \frac{-22}{3}+\frac{5}{9}.\frac{-5}{3}$
$ =\frac{5}{9}.\left(\frac{-22}{3}-\frac{5}{3}\right) $
$=\frac{5}{9} . \frac{-27}{3}=\frac{5}{9}.(-9)=-5$
e)
$ \frac{3}{5}+\frac{3}{11}-\left(\frac{-3}{7}\right)+\left(\frac{-2}{97}\right)-\frac{1}{35}-\frac{3}{4}+\left(\frac{-23}{44}\right)$
$=\frac{3}{5}+\frac{3}{11}+\frac{3}{7}-\frac{2}{97}-\frac{1}{35}-\frac{3}{4}-\frac{23}{44}$
$=\left(\frac{3}{5}+\frac{3}{7}-\frac{1}{35}\right)+\left(\frac{3}{11}-\frac{3}{4}-\frac{23}{44}\right)-\frac{2}{97} $
$ =\left(\frac{21}{35}+\frac{15}{35}-\frac{1}{35}\right)+\left(\frac{12}{44}-\frac{33}{44}-\frac{23}{44}\right)-\frac{2}{97}$
$ =\frac{35}{35}+\frac{-44}{44}-\frac{2}{97}$
$ =1+(-1)-\frac{2}{97}$
$=-\frac{2}{97}$
Bài tập 5 trang 15
a) $x \cdot \frac{14}{27}=\frac{-7}{9}$
b) $\left(\frac{-5}{9}\right): x=\frac{2}{3}$
c) $\frac{2}{5}: x=\frac{1}{16}: 0,125$;
d) $-\frac{5}{12} x=\frac{2}{3}-\frac{1}{2}$.
Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số còn lại
Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương
a)
$x .\frac{14}{27}=\frac{-7}{9}$
$x=\frac{-7}{9}: \frac{14}{27}$
$x=\frac{-7}{9} .\frac{27}{14}$
$x=\frac{-3}{2}$
Vậy $x=\frac{-3}{2}$.
b)
$ \left(\frac{-5}{9}\right): x=\frac{2}{3}$
$x=\left(\frac{-5}{9}\right): \frac{2}{3}$
$x=\left(\frac{-5}{9}\right) .\frac{3}{2}$
$x=\frac{-5}{6}$
Vậy $x=\frac{-5}{6}$.
c)
$ \frac{2}{5}: x=\frac{1}{16}: 0,125$
$\frac{2}{5}: x=\frac{1}{16}: \frac{1}{8}$
$\frac{2}{5}: x=\frac{1}{16} .8$
$ \frac{2}{5}: x=\frac{1}{2} $
$ x=\frac{2}{5}: \frac{1}{2}$
$ x=\frac{2}{5} .2$
$x=\frac{4}{5} $
Vậy $ x=\frac{4}{5}$
d)
$ -\frac{5}{12} x=\frac{2}{3}-\frac{1}{2} $
$-\frac{5}{12} x=\frac{4}{6}-\frac{3}{6} $
$-\frac{5}{12} x=\frac{1}{6} $
$ x=\frac{1}{6}:\left(-\frac{5}{12}\right) $
$x=\frac{1}{6}. \frac{-12}{5} $
$ x=\frac{-2}{5}$
Vậy $x=\frac{-2}{5}$.
Bài tập 6 trang 16
Độ dài đoạn ống nước mới = Tổng chiều dài hai đoạn ống nước – chiều dài phần nối chung.
Độ dài đoạn ống nước mới là:
$0,8+1,35-\frac{2}{25}=0,8+1,35-\frac{8}{100}=2,15-0,08=2,07 \text { (mét) }$
Vậy độ dài ống nước mới là: 2,07 m
Bài tập 7 trang 16
– Tính tổng số phần công việc sau ba tuần nhà máy đã thực hiện được
– Lượng công việc tuần cuối nhà máy cần phải thực hiện = 1- tổng số phần công việc sau ba tuần nhà máy đã thực hiện được.
Tổng số phần công việc sau ba tuần nhà máy đã thực hiện được là:
$\frac{4}{15}+\frac{7}{30}+\frac{3}{10}=\frac{4}{5}$ (công việc)
Lượng công việc tuần cuối nhà máy cần thực hiện là:
$1-\frac{4}{5}=\frac{1}{5}$ (công việc)
Vậy tuần cuối nhà máy cần thực hiện $\frac{1}{5}$ công việc.
Chú ý:
Coi tổng số phần công việc cần hoàn thành là 1 công việc
Bài tập 8 trang 16
– Tính giá chiếc tivi trong tháng 9.
– Tính số tiền được giảm giá của chiếc tivi sau trong tháng 10
– Tính số phần trăm giá tiền sau khi siêu thị đã giảm giá trong tháng 10 so với tháng 9.
Trong tháng 9 giá chiếc ti vi còn: $100 \%$ – 5\% = $95 \%$ so với giá niêm yết.
Giá chiếc tivi trong tháng 9 là:
$8000000 . \frac{95}{100}=7600000 $ (đồng)
Số tiền siêu thị đã giảm giá của chiếc ti vi trong tháng 10 là:
$7600000 – 6840000=760000 $(đồng)
Tháng 10, siêu thị đã giảm giá số phần trăm cho một chiếc ti vi so với tháng 9 là:
$\frac{760000}{7600000} .100 \%=10 \%$
Vậy trong tháng 10 siêu thị đã giảm giá $10 \%$ so với tháng 9.
Bài tập 9 trang 16
– Tính giá gốc 3 quyển sách
– Tính giá 3 quyển sách sau khi được giảm giá
– Tính số tiền Lan được trả lại khi đưa cho cô thu ngân 350 000 đồng.
Giá gốc 3 quyển sách là:
3.120 000 = 360 000 (đồng)
Sau khi được giảm giá 10% thì giá 3 quyển sách bằng 100%-10%=90% giá ban đầu.
Giá 3 quyển sách sau khi được giảm giá là:
360 000.90%=324 000 (đồng)
Bạn Lan được trả lại số tiền là:
350 000 – 324 000 = 26 000 (đồng)
Bài tập 10 trang 16
a) Đường kính của Sao Kim bằng bao nhiêu phần đường kính của Sao Mộc?
b) Biết rằng đường kính của Sao Mộc khoảng $140000 \mathrm{~km}$, tỉnh đường kính của Sao Kim.
a)Nếu A bằng x lần B
B bằng y lần C
Thì A bằng x.y lần C
b) Đường kính của Sao Kim = Đường kính của Sao Mộc. Kết quả của câu a
a) Đường kính của Sao Kim bằng số phần đường kính của Sao Mộc là:
$\frac{6}{25} \cdot \frac{5}{14}=\frac{3}{35}$
Vậy đường kính của Sao Kim bằng $\frac{3}{35}$ đường kính của Sao Mộc.
b) Đường kính của Sao Kim là:
$140000. \frac{3}{35}=12000(\mathrm{~km})$
Vậy đường kính của Sao Kim là 12 000km.
Bài tập 11 trang 16
a) Tính nhiệt độ không khí bên ngoài một khinh khí cầu đang bay ở độ cao 2,8 km, biết rằng nhiệt độ trên mặt đất lúc đó là 28°C.
b) Nhiệt độ bên ngoài một khinh khí cầu đang bay ở độ cao $\frac{22}{5}$ km bằng – 8,5 °C. Hỏi nhiệt độ trên mặt đất tại vùng trời khinh khí cầu đang bay lúc đó là bao nhiêu độ C?
a) – Đổi đơn vị
– Tính nhiệt độ không khí giảm so với mặt đất ở độ cao 2,8 km.
– Tính nhiệt độ không khí bên ngoài một khinh khí cầu đang bay ở độ cao 2,8 km.
b) – Tính nhiệt độ không khí đã giảm khi ở độ cao – 8,5 °C so với trên mặt đất
– Tính nhiệt độ trên mặt đất tại vùng trời khinh khí cầu đang bay.
a) Đổi 2,8 km = 2 800 m
Ở độ cao 2,8 km, nhiệt độ không khí giảm so với mặt đất là:
2 800:100.0,6 =16,8 (°C)
Nhiệt độ không khí bên ngoài một khinh khí cầu đang bay ở độ cao 2,8 km là:
28 – 16,8 = 11,2 (°C)
b) Đổi $\frac{22}{5}$ km = 4 400 m
Nhiệt độ không khí đã giảm khi ở độ cao $\frac{22}{5}$ km so với trên mặt đất là:
4 400:100.0,6 = 26,4 (°C)
Nhiệt độ trên mặt đất tại vùng trời khinh khí cầu đang bay là:
(- 8,5) + 26,4 = 17,9 °C
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Giải SGK bài 2 chương 1 – Số hữu tỉ trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1. Hi vọng các bạn có một buổi học thật thú vị và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn học tốt!